Hà Lan sẵn sàng hỗ trợ ĐBSCL chuyển đổi nông nghiệp xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu
Với kinh nghiệm hàng trăm năm trong việc trị thủy, xây dựng hệ thống cảng biển, mở rộng giao thương đường hàng hải, Hà Lan sẵn sàng chia sẻ hợp tác với Việt Nam trong việc quy hoạch phát triển khu vực đồng bằng; các giải pháp hài hoà lợi ích kinh tế, tôn trọng quy luật thuận thiên.
Phía sau vị “ngọt” của cây mía đường xứ Thanh
Từng được xem là cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt là khu vực trung du và miền núi, cây mía đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nơi đây. Tuy nhiên, khi giá mía liên tục giảm, không thể cạnh tranh với các cây trồng khác, dẫn đến những cánh đồng mía cứ thu hẹp dần.
Thương hiệu nông sản Việt Nam đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp, dài hạn và bền vững
Nhãn hiệu, thương hiệu của các sản phẩm ở nhiều cấp độ. Mỗi một vùng, một địa phương, doanh nghiệp đều xây dựng thương hiệu ở góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề quản lý vẫn đang còn những bất cập, có nhiều nhãn hiệu được cấp sở hữu trí tuệ nhưng vẫn chưa thể định hướng và phát huy giá trị của sản phẩm.
Thu về hơn 1.200 tỉ đồng bán tín chỉ carbon rừng và sự cấp thiết của thị trường carbon Việt Nam
Đến nay, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam mới trong quá trình xây dựng cơ chế để thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028. Thị trường carbon không chỉ hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc ưu tiên tăng trưởng xanh, liên kết chuỗi
Các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc theo tầm nhìn bao gồm chuỗi giá trị nông sản; phát triển nông thôn; ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh trong nông nghiệp; thương mại nông sản; nâng cao năng lực cho nông dân và các bên liên quan trong chuỗi giá trị.
Amoniac xanh là giải pháp mang tính đột phá phát triển năng lượng sạch
Amoniac xanh được sản xuất thông qua quá trình điện phân sử dụng điện tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện…, cung cấp nguồn năng lượng sạch và hiệu quả, phù hợp các mục tiêu về việc hướng tới cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể. Việc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi amoniac xanh đang hứa hẹn mang lại một giải pháp mang tính thay đổi cho ngành năng lượng.
Minh bạch nguồn gốc nông sản cách tiếp cận thị trường thông minh và bền vững
Truy xuất nguồn gốc là một trong những vấn đề trọng tâm của chuyển đổi số nông nghiệp giúp nâng cao chất lượng và minh bạch nguồn gốc nông sản. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản thực sự đi vào thực tiễn, có tính hiệu quả cao, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ quản lý nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Diễn đàn báo chí nhận diện những vấn đề cấp bách tạo động lực để báo chí đổi mới và phát triển
Với 10 phiên thảo luận chuyên sâu về các chủ đề trọng yếu, có tính cấp bách của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ Chuyển đổi số, chiều 16/3, Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024 đã chính thức bế mạc.
Việt Nam coi trọng hợp tác và tham gia có trách nhiệm nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu
Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu; Việc tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ là cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển tham gia nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền của các nước dễ bị tổn thương và định hình sự phát triển của luật môi trường quốc tế.
Báo chí cần chuyển đổi số mạnh mẽ để định vị và phát triển trong những 'cơn lũ' thông tin
Thách thức lớn của các cơ quan báo chí hiện nay là không còn độc quyền bám sát tin tức. Mặt khác, lượng thông tin do trí tuệ nhân tạo sản xuất nội dung hàng loạt với số lượng lớn và thiếu kiểm chứng tràn ngập trên mạng và người dùng bị chìm trong những "cơn lũ" thông tin như thế; Báo chí không chuyển đổi số sẽ mất độc giả, khán thính giả.
Giảm nghèo bền vững nhờ chính sách của nhà nước và ý chí tự lực của người dân
Thực hiện Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Đắk Lắk đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ, để ổn định sinh kế và nâng cao cuộc sống cho người dân.
Thị trường tín chỉ các bon rừng có giá trị hàng nghìn tỷ đồng còn đang để ngỏ
Việt Nam có tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ các bon rừng. Điều tra của Cục Lâm nghiệp cuối năm 2023 cho thấy, cả nước có thể đang dự trữ 50-70 triệu tín chỉ. Với đơn giá 5 USD/tín chỉ (tương đương ERPA), Việt Nam có thể thu về từ 200-300 triệu USD, tương đương hàng nghìn tỷ đồng.
Việt Nam đề xuất các chính sách giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và an ninh lương thực
Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định đảm bảo an ninh lương thực luôn là ưu tiên hàng đầu của các nước, đặc biệt trong bối cảnh những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương trước nạn đói và suy dinh dưỡng.
Thúc đẩy tài trợ giảm thiểu chất thải rắn từ nông nghiệp, cải thiện chất lượng môi trường ở ĐBSCL
Quỹ trẻ em Hàn Quốc (ChildFund Korea) với nguồn tài trợ đặc biệt của cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và ActionAid Việt Nam đã nhất trí cùng hợp tác xây dựng các chương trình tài trợ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu góp phần giảm thiểu chất thải rắn từ nông nghiệp, cải thiện chất lượng môi trường ở khu vực này.