Thuế VAT đối với phân bón có tác động góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Lý giải về lợi ích khi thu thuế VAT đối với phân bón, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, khi đưa thuế vào thì đúng là tăng giá. Tăng giá chủ yếu là giá nhập khẩu, mà giá nhập khẩu thì có nghĩa là doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi. Bởi vì tăng giá thì thuế áp cả nhập khẩu, áp cả trong nước. Tuy nhiên, khi giá nhập khẩu tăng lên thì doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện để cạnh tranh.
CEPA thêm động lực thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và UAE ngày càng phát triển mạnh mẽ
CEPA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Ảrập, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ được nâng cấp và ngày càng đi vào thực chất giữa Việt Nam với UAE nói riêng cũng như các nước Ảrập nói chung. Hiệp định CEPA được ký kết trong bối cảnh quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và UAE đang phát triển mạnh mẽ.
Khẩn trương triển khai chương trình nhà ở và giải pháp điều tiết phù hợp, kịp thời thị trường bất động sản
Đồng tình với ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng nêu thực tế hiện nay thị trường bất động sản đang có sự mất cân đối cung cầu về sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, nhà cho người thu nhập thấp… Các địa phương phải khẩn trương triển khai chiến lược, quy hoạch chương trình nhà ở, đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu nhà ở đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở dành cho người có thu nhập cao, nhà ở xã hội.
Việt Nam đang tiên phong chuyển đổi xanh và sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp UAE
Thủ tướng cho biết chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thế giới, trong đó cùng với UAE, Việt Nam đang tiên phong thực hiện các chiến lược xanh hóa nền kinh tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Niềm tin của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế có sự cải thiện ở tất cả các mặt
Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành trong 12 tháng tới “rất tích cực” là 2,8%, gấp 4 lần so với khảo sát tháng 4/2023. Niềm tin của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế 12 tháng tới có sự cải thiện ở tất cả các mặt, phù hợp với các dữ liệu kinh tế vĩ mô.
Là cường quốc xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo mỗi năm
Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới (7,6 triệu tấn), nhưng Việt Nam cũng chi ra gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng năm 2024. Như vậy, Việt Nam nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới với 2,9 triệu tấn, chỉ sau Indonesia và Philippines.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử đối với các sàn Temu, Shein, 1688
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử đối với các sàn Temu, Shein, 1688... Trong đó yêu cầu Thủ trưởng các Đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
Thủy sản Việt nam giữ vững tốp đầu tại thị trường Singapore
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần thủy sản lớn nhất tại Singapore và lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí số 5 trong 3 quý liên tiếp. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (chiếm 29,57%) và cá chế biến (chiếm 19,57%).
Doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đuối sức vì thiếu vốn, khó mở rộng thị trường tiêu thụ
Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trước bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, hậu quả của đại dịch Covid-19 còn nặng nề, thì cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9 vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến các vùng nguyên liệu của làng nghề thủ công mỹ nghệ khiến lĩnh vực này đã gặp khó lại càng thêm khó.
Phát triển bền vững giá trị lúa gạo cần đẩy mạnh chuỗi liên kết nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và thương lái
Để nâng cấp và phát triển chuỗi lúa gạo, cần thực hiện tốt nhiều khâu, đặc biệt là khâu canh tác và sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp. Chuỗi lúa gạo hiện nay giống như một khu rừng, trong đó, để phát triển bền vững phụ thuộc vào sự hòa hợp giữa các yếu tố: nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và thương lái.
Giới thiệu cơ hội đầu tư du lịch, nông nghiệp và logistics tại Việt Nam tới các doanh nghiệp Mexico
Nhiều doanh nghiệp Mexico bày tỏ mong muốn tìm hiểu về tiềm năng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều ngành nghề, đặc biệt về du lịch, nông nghiệp và logistics.
Đề xuất loại bỏ cụm từ "không có cơ sở thường trú" tạo bước tiến trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Mới đây, Chính phủ đã đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 42 của Luật Quản lý thuế theo hướng loại bỏ cụm từ "không có cơ sở thường trú tại Việt Nam". Nhiều ý kiến cho rằng, nếu loại bỏ cụm từ này, cơ quan thuế sẽ có cơ sở pháp lý để yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
Nỗ lực của Việt Nam nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo theo xu thế xanh và thân thiện môi trường
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều chiến lược phát triển năng lượng trong đó có Quy hoạch điện VIII, với mục tiêu tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng công suất phát điện quốc gia. Để chuyển dịch năng lượng thành công, các chuyên gia năng lượng nhận định có 4 yếu tố cốt lõi cần hướng tới, đó là: công nghệ, nền kinh tế cạnh tranh, mở cửa thị trường và chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ.
Kịp thời phục hồi sản xuất, ngành nông nghiệp kỳ vọng vượt mốc 60 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng tháng 9 đã đạt 5,85 tỷ USD. Đặc biệt thặng dư thương mại toàn ngành đã đạt 13,9 tỷ USD, chiếm 66,8% tổng thặng dư của cả nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2024 có thể đạt 60 - 61 tỷ USD.