Yếu tố xanh sẽ đóng vai trò then chốt xu hướng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong dài hạn
Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục. Nhận định về cơ hội trong năm 2025, các chuyên gia cho rằng, yếu tố xanh sẽ là một trong những tác động lớn đến xu hướng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong dài hạn, khi mà nhiều quy định của các thị trường đang được triển khai, thực thi như quy định chống phá rừng (EUDR) hay Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu.
Bác sỹ Nông học Lương Định Của với nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam
Trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam, tên tuổi bác sỹ nông học Lương Định Của luôn sáng ngời, gắn liền với những đóng góp to lớn trong công cuộc cải tạo giống cây trồng, đưa nền nông nghiệp nước nhà bước sang một trang sử mới.
Chính sách Xanh và lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp xuất khẩu
Nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhất là Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững. Các chính sách “xanh” đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai, ứng phó sạt lở đất một cách kịp thời, hiệu quả
Năm 2024, thiên tai ở nước ta xảy ra rất khốc liệt, cực đoan với nhiều loại hình thiên tai tại khắp các vùng miền trên cả nước. Đến nay, đã xảy ra 9 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển. Thiên tai ngày càng khốc liệt cho thấy tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai, ứng phó sạt lở đất một cách kịp thời, hiệu quả.
Chuyển đổi nghề cho ngư dân cần tạo sự đồng thuận với mục tiêu tạo việc làm, có thu nhập bền vững
Để chuyển đổi nghề hiệu quả cho ngư dân cần có sự tham gia, góp ý của người dân với mục tiêu tạo việc làm, có thu nhập bền vững. Hiện đã có một số mô hình hay, hiệu quả nhưng để nhân rộng cần có sự chung tay của lãnh đạo chính quyền địa phương cũng như cộng đồng để xây dựng nông thôn mới ven biển trở thành nơi đáng sống.
Đẩy mạnh phát triển nhuyễn thể và rong biển là phù hợp với xu thế xanh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, ngành thủy sản năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: sản lượng đạt 9,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 10 tỷ USD. Riêng đối với nhuyễn thể, sản lượng nuôi đã đạt gần 480.000 tấn, rong biển hơn 150.000 tấn. Nuôi nhuyễn thể và rong biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực khai thác thủy sản.
Vượt khó ngoạn mục trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD
Năm 2024, ngành thủy sản đã có cú vượt khó ngoạn mục khi đạt được mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu hồi phục trở lại mức trên 10 tỷ USD. Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, trị giá xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông với mục tiêu phát triển bền vững
Hội thảo khoa học với chủ đề “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông với mục tiêu phát triển bền vững” đã đề xuất các sáng kiến thúc đẩy du lịch bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ giá trị văn hóa đặc trưng.
Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên lộ trình gia nhập thị trường carbon
Các chuyên gia cho rằng khi thị trường carbon được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, thị trường carbon là hàng hóa không thể sờ, nắm nhưng nó là sản phẩm có giá trị và tiềm năng lớn về cơ hội đầu tư...
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ củng cố vị thế và thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế
Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, là nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tự tin và vững chắc hơn khi tiến hành hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài cũng theo đó không ngừng gia tăng; đóng góp không nhỏ cho quá trình gia nhập thị trường nước ngoài cũng như quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.
Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai: Tăng mức hỗ trợ khôi phục sản xuất và tập trung vào công tác dự phòng để chủ động ứng phó
Thông tin tại Diễn đàn “Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai” cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 02 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo mong muốn của địa phương và tình hình thực tế về nâng mức hỗ trợ.
Xanh hóa các Khu công nghiệp: Tạo lực hấp dẫn luồng vốn FDI công nghệ cao, thân thiện môi trường
Hiện nay, các khu công nghiệp Việt Nam đang hướng tới mô hình thông minh và bền vững, đây được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao. Việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng xanh, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường đang được đẩy mạnh, nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL sẽ cao hơn mức trung bình nhưng không tới mức nghiêm trọng
Trong 6 tháng tới, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL dự báo thiếu hụt khoảng 5 - 15% so với trung bình nhiều năm. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ giảm dần, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,2m. Do đó, xâm nhập mặn mùa khô 2024 - 2025 dự kiến cao hơn trung bình hàng năm, nhưng không nghiêm trọng như các mùa khô 2015 - 2016 và 2019 - 2020.
Nâng cao nhận thức và hành động về phát triển kinh tế di sản - động lực phát triển kinh tế mới
Tập trung tìm các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế chính sách riêng nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế di sản đặc biệt là tận dụng hạ tầng giao thông để xây dựng liên kết vùng di sản tạo thành những sản phẩm du lịch bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể...