Ngành tôm tăng tốc xuất khẩu kỳ vọng trở lại thời 'hoàng kim' tại các thị trường nhỏ
Hiện tôm Việt Nam đứng thứ 3 tại thị trường Trung Quốc, thứ nhất tại Nhật Bản và Hàn Quốc; Sự tăng trưởng của thị trường nhỏ lẻ là động lực để xuất khẩu tôm Việt Nam tái hiện mốc kỷ lục.
Pháp sẽ thúc đẩy hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường carbon và trái phiếu xanh
Tại Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện đã hoạt động được một thời gian nhưng chủ yếu là từ lĩnh vực lâm nghiệp (rừng) và Chính phủ đang hướng tới xây dựng thị trường carbon bắt buộc. Trong khuôn khổ hợp tác, Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực xây dựng chính sách tài chính xanh.
Ngành nông nghiệp chủ động ứng phó các đợt thiên tai giảm thiệt hại các tình huống khẩn cấp
Trước sự gia tăng của hiện tượng thời tiết cực đoan, các chuyên gia khuyến cáo, cơ quan quản lý và người dân cần có kế hoạch, lên kịch bản ứng phó kịp thời. Tăng cường cơ sở hạ tầng và sử dụng công nghệ trong ứng phó nhằm giảm đến mức thấp nhất tác động của các tình huống khẩn cấp.
Người chăn nuôi trong nước lao đao vì thực phẩm ngoại nhập giá rẻ
Dù phải tuân thủ các hiệp định thương mại song phương nhưng tình trạng nhập khẩu thịt, nội tạng mà giá rẻ hơn cả giá chăn nuôi, sản xuất và giá bán trong nước đang khiến hoạt động chăn nuôi lao đao.
Thủy sản Việt Nam phát triển bền vững tăng tốc trong xuất khẩu, nâng tầm trong hội nhập
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng ngành thủy sản Việt Nam bền vững trong phát triển, hiện đại trong sản xuất, tăng tốc trong xuất khẩu, nâng tầm trong hội nhập. Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam luôn đồng hành với ngư dân; hướng tới chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì ngành thủy sản xanh, bền vững.
Bài 2: Để kinh tế rừng phát triển theo hướng hiện đại có tính cạnh tranh
Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia. Phát triển kinh tế rừng theo hướng hiện đại, hiệu lực hiệu quả có sức cạnh tranh cao là nhiệm vụ then chốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân, gắn với bảo tồn sinh học các hệ sinh thái rừng.
Khu công nghiệp bắt nhịp với xu hướng phát triển xanh, bền vững theo yêu cầu quốc tế
Trong chiến lược quốc gia và phát triển xanh giai đoạn 2021-2030, cũng như cam kết của Chính phủ tại COP26, là những yêu cầu bức thiết đặt ra trong việc thực hiện phát triển theo hướng xanh, bền vững. Theo xu hướng này, mô hình khu công nghiệp truyền thống sẽ được thay đổi và phát triển theo hướng bền vững, tiệm cận với yêu cầu quốc tế.
Để sắc xanh “nhả vàng” tạo sinh kế cho người dân (bài 1)
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng hệ sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp và các nhà sản xuất nâng cao nhận thức tuân thủ quy định 'không gây phá rừng'
Liên minh Châu Âu hoan nghênh kế hoạch quốc gia của Việt Nam nhằm thích ứng với EUDR. Từ quan điểm của EU, tất cả các mặt hành thuộc EUDR và có liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp can thiệp của Chính phủ, nhăm đảm bảo quá trình sản xuất hợp pháp và không gây phá rừng, bao gồm các yêu cầu về định vị địa lý và truy xuất nguồn gốc.
Chuẩn bị các điều kiện để thu hút những 'đại bàng' thế giới trong ngành điện tử bán dẫn
Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc hướng đến các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối với các doanh nghiệp trong nước; Nhằm thu hút các “đại bàng” thế giới trong ngành điện tử bán dẫn, các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại các địa phương đã được đảm bảo sẵn sàng.
Dòng vốn tăng mạnh trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và tư duy thu hút đầu tư có chọn lọc
Tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các ngành liên quan đến tăng trưởng xanh như: năng lượng tái tạo, xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh.
Nông nghiệp thuận thiên cần thêm nguồn lực và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
Việt Nam đã có nhiều hành động để triển khai cam kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26 và COP28), khẳng định trách nhiệm của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên. Trong đó, các giải pháp sản xuất nông nghiệp thuận thiên đã đem lại những thành quả đáng ghi nhận.
Sản xuất xanh để xuất khẩu bền vững bài toán thích ứng của doanh nghiệp Việt
Để xuất khẩu bền vững buộc doanh nghiệp Việt phải chuyển đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường… Từ đó nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững của thị trường thế giới.
Nông nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp tục bứt phá nhờ đặt trọng tâm vào tăng trưởng xanh
Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam đang trở thành một nhân tố quan trọng trong nông nghiệp toàn cầu; Đặt trọng tâm vào Nông nghiệp Xanh không chỉ giúp Việt Nam giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất nông nghiệp, mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường xuất khẩu như Mỹ hoặc châu Âu.