Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam tìm giải pháp để tối ưu hóa các nguồn lực
Thị trường carbon được phát triển sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia với chi phí thấp của doanh nghiệp và xã hội, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp.
Tìm giải pháp hạn chế tác động của thuế đối ứng từ Mỹ, Việt Nam kiên định với mục tiêu tăng trưởng
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, trước tác động của thuế đối ứng 46% từ Mỹ, ưu tiên tập trung lúc này là bàn thảo giải pháp để ứng phó. Do đó các mục tiêu tăng trưởng, xuất nhập khẩu, đầu tư... sẽ chưa được bàn đến và chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
Chủ động ứng phó linh hoạt, mở rộng thị trường cho nông sản Việt
Trước mức áp thuế mới của Mỹ, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp để xuất khẩu nông sản không bị ảnh hưởng. Cùng với đó, các doanh nghiệp được khuyến nghị giữ vững tâm thế bình tĩnh, linh hoạt thích ứng và nhanh chóng tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường có Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam như EU, Nhật Bản, Trung Quốc...
Hơn 72,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong quý I/2025
Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2025. Theo đó, tính chung quý I/2025, cả nước có 36,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và hơn 36,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2024), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động lên hơn 72,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế tư nhân Thanh Hóa: Động lực và thách thức
Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò động lực quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Tại Thanh Hóa, với những nỗ lực không ngừng của chính quyền các cấp cùng sự năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo nên bức tranh kinh tế sôi động và đầy tiềm năng.
Cơ hội tái cấu trúc ngành gỗ Việt Nam
Cách đây hơn 1 tháng, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) đã có thông báo quyết định tạm dừng nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ đang tìm đầu ra cho ngành hàng xuất khẩu này. Đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy nhập khẩu, góp phần cân bằng thương mại song phương ngành gỗ với Hoa Kỳ và tạo ra động lực tái cấu trúc ngành gỗ Việt Nam.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất cây ăn quả
Việc ứng dụng công nghệ cao và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất cây ăn quả đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực đối với ngành nông sản Việt Nam, góp phần gia tăng năng suất cây trồng.
Phát triển lâm nghiệp bền vững thúc đẩy kinh tế xanh
Việc phát triển lâm nghiệp bền vững đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế xanh, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững ngày càng cấp thiết.
Nông nghiệp tuần hoàn là giải pháp phát triển bền vững của ngành lúa gạo thích ứng với biến đổi khí hậu
Mục tiêu của Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Tối ưu hóa động lực mới từ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Thủ đô Hà Nội mà cả các địa phương lân cận. Dự kiến khi dự án hoàn thành sẽ tạo ra nhiều động lực và không gian phát triển mới cho cả Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Để tự tin vươn tầm thế giới, rau quả Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi và tăng cường kiểm soát chất lượng
Dù đã xuất khẩu tại hơn 80 quốc gia và khu vực trên thế giới, tuy nhiên rau quả Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn do thị trường yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng sản xuất theo chuỗi gắn với trách nhiệm các bên, cùng biện pháp giám sát, kiểm soát chất lượng chặt chẽ là yếu tố cốt lõi để rau quả Việt Nam tự tin vươn ra thế giới.
Năm 2025 rất khó khăn với nhiều vấn đề khó lường, Việt Nam vẫn quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung: Năm 2025 đã có nhiều nhận định cho rằng đây là năm rất khó khăn với nhiều vấn đề khó lường và khó dự báo, tuy nhiên Thủ tướng, Chính phủ rất quyết tâm, nỗ lực để làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đồng thời khẳng định quyết tâm không thay đổi chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2025.
Bảo tồn phát triển giống sâm quý gắn với du lịch sinh thái tạo sức hút mới tại các bản làng Lai Châu
Để phát triển bền vững ngành du lịch gắn với bảo tồn giống sâm quý, tỉnh Lai Châu đã triển khai những giải pháp đồng bộ, bảo vệ nguồn gen sâm và phát huy giá trị du lịch sinh thái, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho người dân tại các bản làng.
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt kỳ vọng sau đàm phán sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất
Nông sản Việt không cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Hoa Kỳ, hơn nữa thị phần nông sản Việt tại Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt có niềm tin trong các vòng đàm phán sắp tới giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, các sản phẩm nông sản sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất.