"Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa"
Nhà giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người truyền cảm hứng, động viên, và giúp học sinh định hình nhân cách và các giá trị sống. Công nghệ chỉ có thể cung cấp kiến thức, nhưng không thể thay thế được sự kết nối tình cảm và định hướng từ những người thầy, người cô. Điều này được đúc kết qua lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa".
Minh bạch vùng trồng để đáp ứng quy định chống phá rừng và sự phát triển bền vững của nông sản Việt Nam
Để đáp ứng "rào cản kỹ thuật đối với thương mại" từ EU về quy định chống phá rừng, Bộ NN&PTNN đang tiếp tục triển khai nhiều chính sách, hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp, hiệp hội với phương châm, thứ nhất phải biết, thứ hai phải hiểu, thứ ba phải thẩm thấu được và thứ tư phải biến thành hành động.
“Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển” Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và là chiến lược được ưu tiên hàng đầu. Theo đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin... ở ĐBSCL sẽ là cơ hội để thúc đẩy khởi nghiệp, tạo việc làm cho cộng đồng cư dân khu vực.
Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ những giải pháp phát triển kinh tế xanh
Với chủ đề "Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh", Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đề cập tới các góc độ: xu hướng, mô hình và giải pháp mới để phát triển kinh tế xanh tại ĐBSCL; thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy định hướng kinh tế xanh trên địa bàn.
“Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” chuyên gia khuyến nghị cần củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nhân lực
Theo Báo cáo tác động kinh tế: “Thúc đẩy tăng trưởng số tại Việt Nam cùng Google” đã chỉ ra tiềm năng to lớn của AI tại Việt Nam và ước tính giá trị lợi ích kinh tế lên tới 1.890 nghìn tỷ đồng (79,3 tỷ USD) cho các doanh nghiệp vào năm 2030, tương đương 12% GDP. Để khai thác hết tiềm năng này, nhóm chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo lực lượng lao động sẵn sàng ứng dụng AI...
Cơ hội kèm theo thách thức thị trường xuất khẩu, giải pháp nào giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chinh phục đỉnh cao mới?
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng của năm 2024 đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ, theo đó xuất siêu 23,31 tỷ USD. Mặc dù có những khởi sắc, nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo về những "cơn sóng ngầm" đe dọa hoạt động xuất khẩu cuối năm 2024 và năm 2025 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tìm giải pháp kiểm soát, quản lý chất lượng không khí nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Ô nhiễm không khí xuất hiện như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa. Từ thực trạng ô nhiễm không khí và công tác kiểm soát, quản lý chất lượng không khí cho đến nay vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi các bộ, ngành liên quan và các địa phương cần phải thực hiện ngay các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Khuyến khích thu hút đầu tư phát triển rừng trồng, chế biến gỗ và lâm sản bước đột phá xuất khẩu bền vững
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 10/2024 đạt hơn 5,9 tỷ USD. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng mặt hàng gỗ và lâm sản, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%; thặng dư xuất khẩu 11,75 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số nhằm phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung và đội ngũ những người làm báo, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu nhấn mạnh, cần xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Ngoại giao kinh tế tiếp sức cho doanh nghiệp Việt Nam thích ứng xu thế phát triển xanh và bền vững
Cộng đồng doanh nghiệp mong đợi các cơ quan đại diện Việt Nam là cầu nối tư vấn, tiếp sức cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc đua trên trường quốc tế. Đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ trong dự báo tình hình kinh tế, xã hội các địa bàn và hỗ trợ trong xử lý các tranh chấp kinh tế quốc tế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Đổi mới toàn diện hướng tới tương lai
Việc đổi mới phương thức canh tác và tư duy sản xuất đã mang lại cho ngành nông nghiệp Thanh Hóa một diện mạo mới, xanh hơn và hiện đại hơn. Nhờ đó, việc thu nhập của người dân được cải thiện, tạo ra nền tảng quan trọng để từ Thanh hướng dẫn xây dựng một nền nông nghiệp vững chắc trong tương lai.
Chuyển đổi số các hoạt động quản trị để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Hiện nay, chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Để thích ứng và thay đổi, doanh nghiệp cần ứng dụng mô hình kinh doanh và vận hành linh hoạt, phát triển văn hoá đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường phân tích và dự báo, ra quyết định bằng dữ liệu chính xác.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo giá trị mới từ những điều kiện sẵn có
Xu hướng du lịch nông nghiệp, nông thôn không chỉ phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới mà đặc biệt phù hợp ở Việt Nam - quốc gia có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, dân số sinh sống chủ yếu ở nông thôn chiếm đến hơn 62,7%.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách là 'chìa khóa' mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu nông sản
Các chuyên gia nông nghiệp nhận định, xu hướng quốc tế đang dần chuyển hướng mạnh mẽ sang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như EU và Mỹ. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học như: công nghệ sinh học, nano và các phương pháp mới giúp nâng cao hiệu quả và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.