sản xuất
Sản xuất công nghiệp Kiên Giang khởi sắc trong tháng đầu năm 2022
Theo Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, sản xuất công nghiệp của tỉnh khởi sắc ngay trong tháng 1 năm 2022, với giá trị ước tính hơn 4.338 tỷ đồng, tăng 6,89% so tháng 12/2021 và tăng 9,48% so cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt 31 tỷ đồng, tăng 21,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo hơn 4.100 tỷ đồng, tăng 9,44%...
Xe đạp điện "lên ngôi" ở Đài Loan (Trung Quốc)
Nhắm đến việc mở rộng hoạt động trong khu vực và niêm yết cổ phiếu tại New York (Mỹ), doanh nghiệp khởi nghiệp Gogoro tại vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sở hữu trên 2.300 trạm đổi pin dành cho xe điện có bàn đạp ở ngoài các cửa hàng tiện lợi hoặc các khu vực đỗ xe trên khắp vùng lãnh thổ này, nơi mà khách hàng dừng chân để đổi pin hết điện lấy pin đã được sạc đầy.
Bắc Ninh dự kiến hoàn thành sớm lấy nước đổ ải vụ Xuân
Để đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đang tập trung cao cho lấy nước đổ ải, với mục tiêu đảm bảo 100% diện tích đủ nước làm đất, gieo cấy trong khung thời vụ. Tính đến ngày 20/1, toàn tỉnh đã đổ ải gần 13.000 ha, đạt hơn 41% so với kế hoạch đề ra. Dự kiến sẽ hoàn thành lấy nước đổ ải ngày 17/2, sớm hơn lịch xả nước của các hồ thủy điện.
Giảm thuế giá trị gia tăng sẽ giúp kích cầu tiêu dùng
Theo các chuyên gia kinh tế, với đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng góp phần phục hồi kinh tế sau dịch bệnh nhưng phải có giải pháp để đảm bảo người tiêu dùng được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế này.
Miền Bắc đối diện nguy cơ thiếu điện mùa nóng năm 2022
Dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, tình hình sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng trở lại dự báo sẽ khiến việc cung cấp điện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt căng thẳng trong mùa nóng năm 2022 này.
Bạc liêu: Sản xuất tôm – lúa được mùa, được giá
Những năm trước, nông dân vùng sản xuất tôm - lúa của tỉnh Bạc Liêu thường phải chịu cảnh "trúng mùa, rớt giá”, hoặc “được giá, mất mùa". Nhưng năm nay, niềm vui như nhân đôi khi người nông dân vừa trúng mùa vừa được giá. Tại hầu hết các vùng sản xuất tôm – lúa, năng suất thu hoạch trung bình đạt hơn 800kg/1.000m², nhiều diện tích thu hoạch đến 1.000kg/1.000m².
Đảm bảo sản xuất, nguồn cung thực phẩm chất lượng trong dịp Tết Nguyên đán
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Thị trường khởi sắc, nhưng doanh nghiệp vẫn khó có lãi
Vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có tâm thế vững vàng và đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2022 khi số lượng đơn hàng gia tăng. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và logistics không ngừng tăng lên đang “bào mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cung cấp đủ điện cho thành phố Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng với yêu cầu vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế nên nhu cầu cung cấp đủ điện cho các ngành sản xuất kinh doanh và sinh hoạt vẫn rất quan trọng.
Huyện miền núi Thanh Hóa vươn tới xóa nghèo
Là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
Sản xuất công nghiệp Yên Bái vượt bão dịch
Dù chịu sự tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, công nghiệp tỉnh Yên Bái vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2021, góp phần quan trọng vào bức tranh chung của nền kinh tế nhiều khởi sắc của tỉnh. Đạt được kết quả này, phải kể đến sự hỗ trợ kịp thời các cấp chính quyền; sự nỗ lực vượt khó, vươn lên, thích ứng với tình hình mới của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đắk Lắk: Cơ cấu lại sản xuất cho từng loại hàng nông sản phục vụ xuất khẩu
Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, với đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa, tỉnh Đắk Lắk có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt để xuất khẩu hàng hóa.
Hà Tĩnh: Làng nghề trầm hương hối hả vào vụ tết
Những ngày cuối năm, các cơ sở chế biến các sản phẩm từ cây dó trầm tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh lại nhộn nhịp, tất bật sản xuất để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán.
Bình Dương trở lại quỹ đạo phát triển kinh tế cao
Năm 2022, Bình Dương đặt mục tiêu đạt tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 8 - 8,3% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 169,8 triệu đồng/năm.Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục tăng 8,9%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5%; kim ngạch nhập khẩu tăng 17%.
Tp. Hồ Chí Minh tạo đà cho sản xuất tích cực tại các doanh nghiệp
Với những tín hiệu chuyển biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2021, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, bước sang tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp hoạt động trong một số nhóm ngành đã và đang tăng sản xuất kinh doanh, nhất là đẩy mạnh phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Gắn kết sản xuất, chế biến nông sản với thị trường tiêu thụ
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và thị trường tiêu thụ…
Thanh Hoá: Người trồng luồng, vầu tại Thanh Hoá khó khăn khi giá xuống thấp
Thời gian qua, người dân huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn do giá bán cây luồng, cây vầu và các sản phẩm nan thanh, tăm, đũa xuống thấp. Nguyên nhân, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhiều doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất lâm sản phải tạm dừng sản xuất.
Tiền Giang có trên 80% doanh nghiệp khôi phục sản xuất
Tiền Giang hiện có gần 180 doanh nghiệp hoạt động trong các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút trên 108.000 lao động.
Thừa Thiên – Huế: Thêm nhiều chính sách ưu đãi, thu hút lao động vào doanh nghiệp
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhiều doanh nghiệp của Thừa Thiên – Huế sau khi trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Để sớm phục hồi sản xuất vừa thích ứng an toàn, các doanh nghiệp phải nỗ lực triển khai nhiều chính sách để vượt khó.