Hạn hán và thiếu nước tiếp tục ảnh hướng tới 80.000ha cây trồng vụ Hè thu và Đông Xuân

Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đỉnh điểm của hạn hán, thiếu nước ở vùng Đông Nam bộ là giữa tháng 5 và mùa khô ở khu vực Trung Bộ sẽ kéo dài đến hết tháng 8. Do đó sẽ có khoảng 60.000ha diện tích cây trồng vụ Hè thu và khoảng 20.000ha vụ Đông Xuân 2023 – 2024 đối diện với nguy cơ hạn hán và thiếu nước.
han-han-thieu-nuoc-03-1716626718.jpg
Khoảng 60.000 ha diện tích cây trồng vụ Hè thu và khoảng 20.000 ha vụ Đông Xuân 2023 – 2024 sẽ đối diện với nguy cơ hạn hán và thiếu nước. (Ảnh minh họa)

Cao điểm hạn mặn tiếp tục kép dài tới hết tháng 8

Theo đó, khoảng 60.000 ha diện tích cây trồng vụ Hè thu và khoảng 20.000 ha vụ Đông Xuân 2023 – 2024 sẽ đối diện với nguy cơ hạn hán và thiếu nước. Các địa phương cần tiếp tục triển khai giải pháp ứng phó hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước, phương án ứng phó, cấp nước cho người dân và sản xuất.

Theo Cục Thủy lợi, khu vực Trung Bộ, dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi phổ biến từ 35-80%. Hiện trong khu vực có 308/2.945 hồ chứa đang trữ dưới 50% dung tích thiết kế, bao gồm 82 hồ dưới mực nước chết. Dung tích trữ hiện trong các hồ chứa thủy lợi ở Tây Nguyên phổ biến từ 33-51% dung tích thiết kế, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng 9%.

Hiện trong vùng có 621/1.303 hồ chứa trữ dưới 50% dung tích thiết kế, trong đó 110 hồ nhỏ dưới mực nước chết. Khu vực Đông Nam Bộ có dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi phổ biến từ 45-80% dung tích thiết kế, cao hơn 1,4% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm. Khu vực hiện có 8 hồ nhỏ có mực nước dưới mực nước chết.

han-han-thieu-nuoc-02-1716626769.jpg
Dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn ở Khu vực Trung Bộ còn tiếp diễn đến giữa tháng tới. (Ảnh minh họa)

Trước tình hình nguồn nước trên, theo Cục Thủy lợi, vụ Đông Xuân 2023-2024, dự báo diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước khoảng 1.200ha thuộc tỉnh Bình Thuận.

Vụ Hè Thu 2024, diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng ở Trung Bộ khoảng 20.700-34.200ha cây trồng Khu vực Tây Nguyên dự kiến, tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 16.000-27.000ha. Với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại ở Đông Nam Bộ và lượng mưa dự báo trong thời gian tới, nguồn nước cơ bản đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023-2024 và vụ Hè Thu 2024 vùng trong công trình thủy lợi phụ trách tưới.

Đối với khu vực ngoài công trình thủy lợi, dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn đến hết tháng Năm tới, tổng lượng mưa dự kiến khoảng 40-60mm, nên nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000-12.000ha.

Chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước và phương án ứng phó

Trước dự báo trên, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó cục trưởng Cục Thủy lợi, cho rằng các địa phương tiếp tục triển khai giải pháp ứng phó hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước, phương án ứng phó, cấp nước cho người dân và sản xuất. Địa phương tập trung rà soát, kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi ở khu vực Trung Bộ, chỉ tổ chức sản xuất ở các diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp cho cả vụ sản xuất; các diện tích không đủ nước, xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng kế hoạch điều tiết chặt chẽ, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho hạ du phù hợp với khả năng lấy nước của công trình thủy lợi và tiết kiệm nước từ các hồ chứa thủy điện.

Các địa phương cần ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân có nguy cơ thiếu nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Cục Thủy lợi lưu ý, các địa phương tập trung rà soát, kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi ở khu vực Trung Bộ, chỉ tổ chức sản xuất ở các diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp cho cả vụ sản xuất; các diện tích không đủ nước, xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

han-han-thieu-nuoc-01-1716626834.jpg
Nông dân phải dùng giếng khoan tưới nước luân phiên cho cây trồng bị hạn ở Tây Nguyên. (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu, Cục Thủy lợi lưu ý, các địa phương ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân có nguy cơ thiếu nước do ảnh hưởng của hạn hán.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng kế hoạch điều tiết chặt chẽ, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho hạ du phù hợp với khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi và tiết kiệm nước từ các hồ chứa thủy điện.

“Hết sức lưu ý là trước khi vận hành công trình thủy lợi lấy nước hoặc người dân khi đưa nước lên ruộng để tưới cho cây trồng phải lưu ý kiểm soát độ mặn tại chỗ, phải đo đạc để xác định độ mặn ở mức độ cho phép thì mới vận hành công trình thủy lợi lấy nước, đưa nước lên cung cấp cho cây trồng. Cục Thủy lợi sẽ phối hợp với các đơn vị khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thường xuyên cung cấp thông tin đến các địa phương về tình hình xâm nhập mặn, hiện trạng và dự báo và tình hình nguồn nước” - ông Nguyễn Mạnh Hùng nói./.

Bình Nguyên