Giải pháp nào biến "bể carbon xanh" thành “mỏ vàng bền vững” rừng ngập mặn Cần Giờ?
Nhiều chuyên gia nhận định, rừng Cần Giờ được xem là "bể carbon xanh", giá trị tín chỉ carbon được tính cao hơn 1,5 đến 1,8 lần so với tín chỉ ở các loại rừng khác. Cần Giờ là nơi hấp thụ carbon và giảm lượng phát thải khí nhà kính duy nhất của TP.HCM.
Nhiều loại trái cây tiếp cận thị trường lớn, rau quả Việt Nam kỳ vọng tạo kỷ lục 7 tỷ USD xuất khẩu
Ngày càng có nhiều trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch ra các thị trường quốc tế. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả sẽ còn tiếp tục tăng nhờ vào việc các sản phẩm, thị trường xuất khẩu đang ngày càng mở rộng kỳ vọng sẽ vươn tới kim ngạch kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2024.
Canh tác lúa theo hướng "thuận thiên", ĐBSCL sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm
Các chuyên gia nhận định: Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên toàn bộ diện tích 1,9 triệu ha lúa của vùng ĐBSCL đến năm 2030, sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm. Việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng.
Doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ASEAN
Thị trường ASEAN những năm qua luôn và có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điều này phù hợp với nỗ lực tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường đảm bảo mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của các Bộ, ngành, cơ quan thương vụ cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế tuần hoàn giúp nhận diện và đánh giá các mô hình sản xuất nông nghiệp
Việc xây dựng bộ khung tiêu chí để đánh giá nông nghiệp tuần hoàn cần đảm bảo các yêu cầu: Thống nhất với khung lý thuyết kinh tế tuần hoàn chung; phù hợp với các hệ thống sản xuất nông nghiệp, có thể đánh giá và đo lường được cho các hoạt động nông nghiệp chính của lãnh thổ và phải đảm bảo các tiêu chí chung của kinh tế tuần hoàn.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Hội thảo "Thực trạng CĐS trong các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" đã được diễn ra vào ngày 28/8/2024 tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhà máy thông minh chuyển đổi công nghệ xanh
Xây dựng nhà máy thông minh là xu hướng phát triển hiện nay. Trong đó, việc sử dụng AI trong nhà máy thông minh là không thể thiếu, thực tế mô hình này đã tối ưu hóa sản xuất, tăng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đối mặt với nhiều thách thức, do vậy cần có những chính sách hỗ trợ.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu
Để xây dựng bền vững “trụ đỡ” của nền kinh tế, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chú trọng tăng trưởng xanh.
Tìm giải pháp tiếp cận tài chính và thị trường tín chỉ carbon cho ngành lúa gạo Việt Nam
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, cũng như tìm hiểu các nhu cầu, phương thức hình thành thị trường tín chỉ carbon cho ngành lúa gạo còn rất mới mẻ và nhiều khó khăn thách thức.
Dân vận khéo – “Chìa khoá” giúp xã Mường Nọc về đích nông thôn mới
Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn xã Mường Nọc (huyện Quế Phong) được triển khai tích cực, tạo sự lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhờ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, điển hình hiệu quả, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nâng cao chất lượng và quản trị doanh nghiệp để những sản phẩm có lợi thế của Việt Nam rộng cửa vào thị trường Nhật Bản
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế về sản xuất như dệt may, đồ mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả dư địa này, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hóa và quản trị doanh nghiệp.
Cần nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái
Hiện đã có một số Khu công nghiệp truyền thống tiên phong chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái, thu hút nhiều Tập đoàn lớn đến đầu tư và hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế đất nước xanh, bền vững. Tuy vậy rất cần nhiều cơ chế, chính sách hơn nữa để thúc đẩy các Khu công nghiệp sinh thái thực sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước bền vững.
Làng nghề truyền thống cần năng động, tự bứt phá để tìm hướng đi phù hợp
Để các làng nghề thủ công mỹ nghệ có thể tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường rất cần giải pháp đồng bộ, cần một chiến lược dài hơi và quan trọng hơn cả, các làng nghề cần năng động, tự bứt phá để tìm hướng đi phù hợp với xu hướng thị trường.
Thị trường tín chỉ carbon: Từ khung pháp lý, cách vận hành và nhân lực cần được chuẩn bị ngay từ bây giờ
Các chuyên gia nhận định: Việt Nam cần sớm hình thành thị trường tín chỉ carbon vì khi có thị trường này, các doanh nghiệp đã trả phí carbon tại Việt Nam nếu xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu sẽ được khấu trừ. Nếu thị trường tín chỉ carbon vận hành muộn, các doanh nghiệp sẽ bị thiệt. Bên cạnh các vấn đề về khung pháp lý và cách vận hành thị trường tín chỉ carbon, nhân lực trong ngành này cũng sẽ là vấn đề cần được chuẩn bị ngay từ bây giờ.