Doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh hướng tới mục tiêu Net Zero 2050
Biến cam kết thành hành động, Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định, cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải đồng thời Đảng, Nhà nước đã cập nhật các chiến lược quốc gia hướng tới tăng trưởng xanh, yêu cầu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng và ban hành hệ thống các, phát triển thị trường carbon, phân loại xanh…
Trồng lúa phát thải thấp nông dân vừa tăng lợi nhuận vừa đổi mới tư duy sản xuất bền vững
Mục đích của Đề án trồng lúa phát thải thấp là giảm chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập, lợi nhuận cho người trồng lúa. Qua các mô hình điểm, cho thấy, tư tưởng của người nông dân trồng lúa đã có chuyển biến tích cực trong thực hiện quy trình canh tác bền vững. Đây là bước ngoặc để chuyển về mặt tư duy, về mặt hành động của người nông dân sang phương thức sản xuất mới.
Rừng giảm thiểu biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống xanh
Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước như lời dạy của Bác Hồ: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý”. Tác dụng của rừng đối với đời sống con người rất đa dạng, trước hết rừng cung cấp gỗ, lâm sản rừng còn bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái...
Kinh tế tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD
Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm nay tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.
Phát triển kinh tế xanh từ chính sách tới sự hình thành các trụ cột tăng trưởng xanh
Tại Việt Nam, vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua thông qua các chủ trương, chính sách. Kinh tế xanh đã từng bước được định hình trong các lĩnh vực kinh tế xã hội tạo nên sự chuyển dịch bền vững của nền kinh tế.
Cơ hội và giải pháp kết nối sản xuất giao thương xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên
Giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững và kết nối giao thương, xuất khẩu thành công, chinh phục được thị trường thế giới là phải tạo niềm tin, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường thế giới yêu cầu và người tiêu dùng hướng đến, phải xây dựng được chiến lược kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ cho từng mặt hàng nông sản, tổ chức sản xuất theo xu hướng tiêu dùng xanh của thế giới. Tây Nguyên phải gắn kết đồng bộ hệ thống logistics với các điạ phương, các nước trong khu vực và quốc tế.
Chuyển đổi xanh là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt nâng cao giá trị thương hiệu
Cơ hội và tiềm năng phát triển ngành da, giày và túi xách Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, xu hướng “Xanh hóa” trên thế giới đang đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp ngành da giày, áp lực chuyển đổi Xanh càng rất lớn khi dệt may và da giày là ngành gây ô nhiễm môi trường còn ở mức cao. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt nâng cao giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tiềm năng thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, doanh nghiệp đang thiếu nhiều yếu tố và gặp không ít thử thách
Theo dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc. Bắt đầu từ năm 2029, thị trường được vận hành chính thức và chuẩn bị cho việc kết nối thị trường carbon trong nước với khu vực và thế giới. Tuy nhiên để nắm bắt tiềm năng thị trường tín chỉ carbon doanh nghiệp đang thiếu nhiều yếu tố và gặp không ít thử thách.
Rừng ngập mặn là bể carbon xanh như tấm lá chắn giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Với tổng diện tích khoảng 200.000ha (chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng quốc gia), rừng ngập mặn của Việt Nam được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá không chỉ có giá trị về kinh tế-xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là bể hấp thụ và chứa carbon lớn, góp phần đáng kể trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thúc đẩy các chính sách ưu đãi dự án 'điện xanh' nhằm chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải
Việc chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là mục tiêu được các doanh nghiệp ngành dầu khí quyết liệt thực hiện để vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa góp phần giảm phát thải. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch phát triển dự án "điện xanh" chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đối với các dự án đầu tư; cơ chế tài chính cho các dự án vẫn gặp vướng mắc.
Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Việt Nam tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu
Là thành viên có trách nhiệm, Việt Nam tích cực từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó là nỗ lực hạn chế mức thấp nhất sự ảnh hưởng tới môi trường với những giải pháp thiết thực.
Quan điểm mới "cởi trói" cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
Tư duy soạn thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là mang tính "đột phá" so với Luật số 69/2014/QH13 trước đây. Theo đó, nhiều quan điểm mới mang tính “cởi trói” cho doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, được kỳ vọng tạo động lực thúc đẩy hiệu quả đầu tư và tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Tạo ra 24 triệu tấn rơm rạ mỗi năm, vùng ĐBSCL sẽ thu về nguồn lợi khổng lồ nhờ kinh tế tuần hoàn
Tận dụng nguồn phụ phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ là giải pháp đang được các địa phương trong vùng triển khai để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến thực hiện cam kết của Việt Nam Việt Nam về biến đổi khí hậu.