Năm 2022, được mong chờ là một năm sẽ có những chuyển biến khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam sau những tổn hại nặng nề mà Covid-19 gây ra. Các doanh nghiệp bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng để quay lại thị trường sau một thời gian “ngủ đông’. Tuy nhiên, khi mọi hoạt động đang dần bước vào trạng thái bình thường mới thì một đợt ảnh hưởng khác lại xuất hiện, diễn biến chiến sự giữa Nga và Ukraine tuy ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam chưa nhiều nhưng mọi động thái đều không thể bỏ qua.
TS Lại Lâm Anh (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phân tích: “Với bất kỳ một cuộc chiến nào hay bất ổn chính trị nào đều gây nên những tác động nhất định đến kinh tế. Cuộc chiến này có tác động về mặt chính trị với thế giới là rất lớn, nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu”.
Nhưng xét theo một góc độ khác, đi cùng với những thách thức luôn luôn là cơ hội để doanh nghiệp bứt phá phát triển mạnh mẽ hơn. 4 giải pháp dưới đây là những chỉ dẫn hay nhất từ chuyên gia qua combo sách “Xây dựng Tân Chiến lược” giúp doanh nghiệp bứt phá giữa tình hình kinh tế đầy biến động hiện nay.
1. Thay đổi lối mòn tư duy truyền thống, tái tạo mô hình kinh doanh
Làm mới mô hình kinh doanh là sứ mệnh quan trọng hàng đầu của CEO, đặc biệt trong thời điểm thị trường bất ổn, khủng hoảng, khó khăn liên tiếp, nếu những ngành hàng gần tương tự nhau về sản phẩm, dịch vụ mà không tạo được một sự khác biệt hay đem lại những giá trị mới cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp sẽ rất dễ bị đào thải.
Trong cuốn sách “Ai nói voi không thể khiêu vũ”, để ‘cứu’ IBM khỏi bờ vực thẳm: Mất phương hướng, nợ nần và phá sản, tác giả Louis V. Gerstner Jr đã nhanh chóng đưa ra 2 giải pháp: Một là thay đổi “văn hoá tư duy” của IBM, hai là “mọi thứ đều bắt đầu từ khách hàng”. Chiến lược này đã đúng và làm sống dậy IBM một lần nữa. Điều này cho thấy một doanh nghiệp không thể tách khỏi thị trường giống như một cây xanh không thể tách rời khỏi đất. Nếu tách khỏi thị trường quá lâu, cái hình thái doanh nghiệp đấy sẽ trở nên lệch lạc, không lành mạnh và sớm tàn lụi.
Ngoài ra, cuốn sách cũng chứng minh được rằng các tập đoàn lớn với hệ thống tổ chức khổng lồ vẫn có thể linh hoạt như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, “Voi cũng có thể khiêu vũ”, tất cả chỉ phụ thuộc vào khả năng của người điều hành.
2. Đưa ra phương án quản lý tối ưu giúp thúc đẩy tối đa lợi nhuận
Quản lý doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp. Có rất nhiều phương pháp quản lý, tuỳ vào từng đặc điểm, mỗi công ty sẽ có một phương án khác nhau. Tuy nhiên, để tồn tại và vượt trên thương trường, doanh nghiệp cần có 8 đặc điểm cơ bản trong quản lý bao gồm: Thiên hướng hành động; Gần gũi với khách hàng; Khả năng tự quản và tinh thần doanh nghiệp; Năng suất phụ thuộc vào lực lượng lao động; Đi sâu đi sát, đề cao giá trị; Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường; Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ; Cách thức quản lý vừa cứng rắn vừa mềm.
8 đặc điểm này được 2 tác giả Thomas J. Peters và Robert H. Waterman, Jr. phân tích rất rõ trong cuốn sách “Kiếm tìm sự hoàn hảo”. Đây là một trong những cuốn sách viết về kinh doanh hay nhất mọi thời đại và là thứ không thể thiếu trong các trường kinh doanh hay trên bàn làm việc của các doanh nhân và nhà kinh tế học trên toàn thế giới. Cuốn sách dựa trên nghiên cứu về 43 công ty Mỹ được quản lý tốt nhất trong mọi ngành kinh doanh, nên bên cạnh 8 đặc điểm trên, 2 tác giả còn đúc rút ra bảy yếu tố (7S) trong khung phân tích của McKinsey giúp người đứng đầu dễ dàng tự đánh giá một tổ chức.
3. Thiết lập định hướng, sứ mệnh, văn hoá, bản sắc công ty
Văn hoá doanh nghiệp từ lâu được xem là sức mạnh mềm cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, không có nhiều doanh nghiệp quản trị có chủ đích và còn rất nhiều doanh nghiệp vận hành văn hoá doanh nghiệp như một giá trị vô thức mặc nhiên.
Nếu một doanh nghiệp muốn sống chung trong một thị trường với các doanh nghiệp “cá mập” khác thì cần thật sự đầu tư vào nguồn sức mạnh từ bên trong. Một nguồn tài liệu được xem như sách gối đầu giường của doanh nhân mọi thời đại mà các cấp quản lý, lãnh đạo có thể tham khảo, học hỏi chính là cuốn sách “Bơi cùng cá mập mà không bị nuốt chửng”. Đây là cuốn sách sẽ giúp bạn và công ty sống sót, sống tốt, sống chất và luôn về nhất. Hơn nữa, nội dung bên trong “Bơi cùng cá mập mà không bị nuốt chửng” đề cập tới cả những điều “không thể, không được” trong giới kinh doanh. Do đó, cùng với những bài học về các giá nội tại của doanh nghiệp thì ta còn hiểu thêm về các kiến thức, nguyên tắc để cạnh tranh trên thị trường.
4. Nắm bắt thị hiếu, thấu hiểu tâm lý khách hàng để cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhất
Thị trường biến động, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều. Nhưng chính thời điểm này, ai hiểu tâm lý khách hàng hơn, người đó thắng.
Sau nghiên cứu về 14 công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới như: Ukrop’s Super Markets, Midwest Express Airlines, Bergstrom Hotels..., Leonard L. Berry đã nhấn mạnh trong cuốn sách “Khám phá ngành kinh doanh dịch vụ”: Chỉ khi hiểu và coi khách hàng như người thân để phục vụ thời mới có thể trở thành những công ty dịch vụ vĩ đại. Cuốn sách này cũng được coi như là “bách khoa toàn thư” cho bất kỳ công ty nào muốn dấn thân vào lĩnh vực dịch vụ. Nó giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chân dung những vị khách mà mình đang phục vụ và xây dựng nên một nền dịch vụ tuyệt hảo nhất thế giới.
Ngoài ra, trong “Khám phá ngành kinh doanh dịch vụ”, tác giả còn bật mí thêm bí quyết nằm ở 9 yếu tố: Tập trung chiến lược, thực thi hoàn hảo, nắm bắt số phận, mối quan hệ dựa trên lòng tin, sự hào phóng, đầu tư vào thành công của nhân viên, khiêm tốn, khai thác thương hiệu để dẫn dắt sự thỏa mãn của khách hàng, đổi mới và phát triển. Vì vậy, nếu đã, đang hay sắp bắt đầu kinh doanh ngành dịch vụ, đây chắc chắn là cuốn sách mà người chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Có thể khẳng định “Xây dựng Tân Chiến lược” là 4 cuốn sách tiêu biểu đầu tiên được Alpha Books lựa chọn giới thiệu tới Nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp, hy vọng đồng hành cùng doanh nghiệp bứt phá trong giai đoạn kinh tế biến động hiện nay...