Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đồng Tháp, cho biết từ khi tái khởi động sau dịch COVID-19 đến ngày 31/3/2025, Đồng Tháp đã đưa hơn 8.300 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Những ngành nghề chính bao gồm cơ khí, công nghệ ô tô, điện tử, thực phẩm và sắp xếp hành lý sân bay, với thu nhập bình quân từ 27 đến 35 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ chi phí, lao động gửi về từ 20 đến 25 triệu đồng/tháng, tạo nguồn thu ổn định cho gia đình và đóng góp lớn vào nền kinh tế địa phương.
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, vẫn còn những vấn đề cần phải giải quyết. Phần lớn lao động xuất khẩu là lao động phổ thông, trong khi lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm dưới 15%. Khiến cho lao động Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận các đơn hàng có yêu cầu cao, dễ bị đào thải hoặc phải phụ thuộc vào những thị trường lao động thấp.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Thắng cho biết, việc xuất khẩu lao động không chỉ là giải quyết việc làm, mà còn là chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu lao động Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu này, cần phải nâng cao chuẩn tay nghề lao động, mở rộng thị trường và giữ vững uy tín trong mắt các đối tác quốc tế. Dựa trên những phân tích thực tiễn và số liệu toàn quốc, một số hướng đi trọng tâm cần được thực hiện trong tương lai để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động đã được xác định.
Bên cạnh đó, xem xét quy hoạch thị trường xuất khẩu có chọn lọc, lựa chọn các thị trường ổn định, có nhu cầu lâu dài và yêu cầu cao, từ đó nâng tầm lao động Việt Nam. Giám sát môi giới và minh bạch hợp đồng, tăng cường kiểm tra, công khai danh sách các công ty uy tín, phạt nặng các hành vi lừa đảo trong ngành xuất khẩu lao động. Chú trọng đến chính sách hậu xuất khẩu cần, hỗ trợ lao động hồi hương tiếp cận vốn vay khởi nghiệp, kết nối với các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ biến kinh nghiệm làm việc quốc tế thành tài sản và phát triển kinh tế tại quê hương./.