Kinh tế
Khoản nợ "khổng lồ" của nền kinh tế số 1 thế giới đang gia tăng
Khoản nợ "khổng lồ" của nền kinh tế số 1 thế giới đang gia tăng. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, chỉ trong năm tài chính 2022, Chính phủ liên bang đã chi 475 tỷ USD để thanh toán lãi ròng, tăng từ con số 352 tỷ USD của năm trước.
TP.HCM: Tăng tốc hoàn thành các mục tiêu, giữ nhịp tăng trưởng kinh tế
Trong năm đầu tiên phục hồi sau đại dịch Covid-19, TP.HCM đã có nhiều điểm sáng về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Các tháng còn lại của năm 2022, TP.HCM sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo đà phát triển cho năm 2023. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 10 diễn ra chiều ngày (1/11).
Số lượng nhà bán hàng Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Amazon tăng hơn 80%
Theo đó, bất chấp những thách thức lớn từ đại dịch và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, số lượng các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon vẫn tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lạm phát tại châu Âu tiếp tục leo cao
Lạm phát ở nhiều quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã leo lên mức 2 con số, tiếp tục ghi nhận thêm một mức cao kỷ lục mới trong tháng 10.
Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 10 tháng năm 2022
Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2022, tình hình kinh tế cả nước vẫn tiếp đà tăng trưởng và thu được kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, sản xuất công nghiệp tiếp tục là trụ cột, các cân đối lớn tiếp tục được duy trì...
Cải đạo, có hỗ trợ cải thiện kinh tế trong vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số?
Bài viết giới thiệu về xu hướng chuyển đổi niềm tin tôn giáo, và phân tích ảnh hưởng của nó tới sự ổn định về dân di cư tự do và phát triển kinh tế trong đồng bào Dân tộc thiểu số. Quan hệ giữa tôn giáo và hành vi di cư tự do đã được Đảng và Nhà Nước ta sớm chú ý. Hầu hết, dân di cư tự do tập trung và vùng đồng bào người H’mông được tổ chức Tin lành thu nạp tín đồ. Từ Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do trên địa bàn các tỉnh biên giới như hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đứng trước thách thức về việc hỗ trợ người dân tiếp tục tham gia sinh hoạt tôn giáo, và định cư trên địa bàn mới trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, bài viết đầu tiên đưa ra một số cơ sở lý thuyết về quan hệ giữa tôn giáo và hành vi kinh tế. Thứ hai, dựa trên tình huống di cư thực tế của tỉnh Sơn La và kết quả hoạt động theo Nghị quyết 22/NQ-CP, bài viết đưa ra một số kiến nghị cho công tác triển khai.
Hà Nội chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Thành phố tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2021 tăng 4,1%). Việc phát triển các cụm công nghiệp là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hòa Bình: Xây dựng vùng nguyên liệu mía bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu
Hướng đến mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu bền vững, chất lượng ngày càng được nâng cao, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện đề án thay thế giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô đã mang lại hiệu quả về kinh tế cao cho người trồng mía.
2 kịch bản điều hành khi các yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá vào cuối năm
Bộ Tài chính vừa đưa ra dự báo, trong những tháng cuối năm 2022 sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Qua đó, các yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá dịch vụ khám - chữa bệnh theo yêu cầu, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc cũng thường tăng vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ Tết cuối năm.
Hà Nội: Đưa đặc sản vào sản xuất đại trà, phát huy lợi thế của địa phương
Hà Nội đã lưu giữ, phục tráng được nhiều giống cây trồng, vật nuôi vốn là đặc sản như gà Mía, vịt cỏ Vân Đình, nhãn chín muộn, bưởi Diễn… và đưa vào sản xuất đại trà. Việc lưu giữ, phục tráng nhiều giống cây trồng, vật nuôi là đặc sản của Thủ đô đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghệ An: Định hướng tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng
Nằm trong chuỗi phát triển của “ngành công nghiệp không khói”, là sự liên kết không thể thiếu và khó tách rời nhau. Du lịch cộng đồng muốn phát triển thì cần có sản phẩm đặc trưng và OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch.
IMF: Bất chấp khó khăn chung, Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục
Theo một báo cáo cập nhập về tình hình kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022, cũng như dự báo về năm 2023 được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hôm 13/10 trong khuôn khổ hội nghị thường niên cho hay, bất chấp khó khăn chung của tình hình thế giới, Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục.
Chính phủ yêu cầu xử lý ngân hàng yếu kém
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 130/NQ-CP Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2022.
Tương Dương (Nghệ An): Nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo nhờ chăn nuôi trâu bò
Tương Dương là huyện miền núi vùng cao, với diện tích đồi núi (chiếm 99,2%) có lợi thế về phát triển chăn nuôi trâu, bò, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào, khí hậu thích hợp. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nay người dân đã biết đầu tư chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân.
Kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ
Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt 163.000, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế từ đầu năm đến nay là 3.908,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp cận sinh thái và đổi mới sáng tạo cho các khu công nghiệp Việt Nam (phần IV)
Lợi ích kinh tế được tạo ra từ KCN sinh thái bao gồm tạo việc làm thông qua áp dụng các giải pháp sinh thái và hợp tác công nghiệp, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do các doanh nghiệp tại KCN được thiết kế và quản lý tốt có thể tận dụng được hiệu quả tài nguyên, giảm chất thải, gia tăng giá trị và giảm thiểu rủi ro, cũng như tận dụng các dịch vụ sẵn có, do đó, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tiếp cận sinh thái và đổi mới sáng tạo cho các khu công nghiệp Việt Nam (phần III)
Tại Việt Nam, Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững” (Dự án) do UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 2015 - 2019 đã nhằm thí điểm chuyển đổi 4 KCN tại Việt Nam (KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, Ninh Bình; KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng và KCN Trà Nóc 1&2, Cần Thơ) sang mô hình KCN sinh thái.
Tiếp cận sinh thái và đổi mới sáng tạo cho các khu công nghiệp Việt Nam (phần II)
Kinh nghiệm thế giới chuyển đổi các KCN truyền thống sang KCN sinh thái đã diễn ra tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Brazil, Ai Cập, Trung Quốc (Tian & các cộng sự, 2014). Ngoài ra, chuyển đổi các KCX-KCN, cũng như các khu kinh tế thành KCN, KCX hay KCN sinh thái là một trong các khuyến nghị quan trọng của UNIDO đối với Việt Nam (UNIDO, 2015).