Cải đạo, có hỗ trợ cải thiện kinh tế trong vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số?

Bài viết giới thiệu về xu hướng chuyển đổi niềm tin tôn giáo, và phân tích ảnh hưởng của nó tới sự ổn định về dân di cư tự do và phát triển kinh tế trong đồng bào Dân tộc thiểu số. Quan hệ giữa tôn giáo và hành vi di cư tự do đã được Đảng và Nhà Nước ta sớm chú ý. Hầu hết, dân di cư tự do tập trung và vùng đồng bào người H’mông được tổ chức Tin lành thu nạp tín đồ. Từ Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do trên địa bàn các tỉnh biên giới như hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đứng trước thách thức về việc hỗ trợ người dân tiếp tục tham gia sinh hoạt tôn giáo, và định cư trên địa bàn mới trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, bài viết đầu tiên đưa ra một số cơ sở lý thuyết về quan hệ giữa tôn giáo và hành vi kinh tế. Thứ hai, dựa trên tình huống di cư thực tế của tỉnh Sơn La và kết quả hoạt động theo Nghị quyết 22/NQ-CP, bài viết đưa ra một số kiến nghị cho công tác triển khai.

Cải đạo, có hỗ trợ cải thiện kinh tế trong vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số?

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về xu hướng chuyển đổi niềm tin tôn giáo, và phân tích ảnh hưởng của nó tới sự ổn định về dân di cư tự do và phát triển kinh tế trong đồng bào Dân tộc thiểu số. Quan hệ giữa tôn giáo và hành vi di cư tự do đã được Đảng và Nhà Nước ta sớm chú ý. Hầu hết, dân di cư tự do tập trung và vùng đồng bào người H’mông được tổ chức Tin lành thu nạp tín đồ.

Từ Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do trên địa bàn các tỉnh biên giới như hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đứng trước thách thức về việc hỗ trợ người dân tiếp tục tham gia sinh hoạt tôn giáo, và định cư trên địa bàn mới trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, bài viết đầu tiên đưa ra một số cơ sở lý thuyết về quan hệ giữa tôn giáo và hành vi kinh tế. Thứ hai, dựa trên tình huống di cư thực tế của tỉnh Sơn La và kết quả hoạt động theo Nghị quyết 22/NQ-CP, bài viết đưa ra một số kiến nghị cho công tác triển khai.

1. Quan hệ giữa Tôn giáo và Hành vi kinh tế

Từ năm 1905, Max Weber (1905) là người đầu tiên xác định vai trò quan trọng của tôn giáo đối với sự thay đổi xã hội. Thậm chí ông còn tuyên bố rằng cuộc Cải cách Tin lành đã kích hoạt một cuộc cách mạng tinh thần khiến chủ nghĩa tư bản hiện đại có thể ra đời. Qua nghiên cứu dọc các quốc gia như Anh Quốc, Pháp và Tây Ban Nha, đã chứng minh, tôn giáo- cụ thể là đạo Tin lành có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (Grier 1997).

Chi tiết hơn, tới năm 2012, Renneboog và Spaenjers đã thực hiện khảo sát tại các hộ gia đình nhập cư tại Hà Lan, và tìm ra rằng, tôn giáo có ảnh hưởng đến hành vi kinh tế qua các nội dung sau: (1) nếu Kito giáo truyền thống coi nhẹ việc tiết kiệm, thì đạo Tin lành, khuyến khích việc tiết kiệm và chăm chỉ làm việc (2) Khi so sánh Tin lành và Công giáo, cho thấy người theo đạo Tinh lành thường có những quyết định kinh tế an toàn hơn. (3) Tôn giáo là định hướng về mục đích sống và trách nhiệm của con người, do đó, người theo đạo Tin lành tin mỗi cá nhân đều cần hiểu về quyền và trách nhiệm của mình khi đưa ra những quyết định nói chung, và quyết định liên quan đến hành vi kinh tế nói riêng. (4) Vốn xã hội trong tôn giáo có thể làm gia tăng sự tin tưởng giữa các thành viên trong cộng đồng tôn giáo, và thậm chí niềm tin với chính phủ, thông qua các dịch vụ an sinh như giáo dục và y tế. (5) Tôn giáo có thể đưa ra nhiều góc nhìn về việc hoạch định tương lai. Nếu như Do Thái giáo khuyến khích việc di cư, giao lưu thương mại, thì Công giáo và đạo Tin Lành cho rằng sự thay đổi liên tục có thể dẫn tới những ảnh hưởng về việc tiết kiệm và mạo hiểm cho tình trạng tài chính của người theo đạo.

Như vậy, xét về mối quan hệ của Tin lành đối với cộng đồng nhập cư tại Hà Lan, thì việc thực hành tôn giáo một cách thuần tuý, nâng cao sự ổn định của cộng đồng trên một miền đất mới. Tại Việt Nam, Tôn giáo và phát triển kinh tế tại Việt Nam, đã được đề cập trong một vài nghiên cứu như trong bài “ Vốn xã hội và Kinh tế” hỗ trợ vốn con người, ý thức con ngừời cho việc phát triển bền vững, tác giả Trần Hữu Dũng “Tôn giáo và tăng trưởng kinh tế, phòng chống tham nhũng” của GS Đỗ Quang Hưng, cũng nhấn mạnh, không phải tôn giáo nào cũng kích thích tăng trưởng kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ thể tôn giáo và nhà nước có khả năng khuyến khích những mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của chúng.

Ở đây có vai trò quyết định của môi trường luật pháp, khả năng gắn kết cộng đồng, chính sách kinh tế xã hội, và đặc biệt là chính sách tôn giáo. Thật vậy, khi chính sách tôn giáo đi cùng với chính sách hỗ trợ sinh kế cho bà con, mang lại lợi ích kép như: đảm bảo đời sống tinh thần cho bà con, và phát triển mô hình nông lâm nghiệp phù hợp.

2. Tôn giáo, hành vi kinh tế trong vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP từ năm 2020 về việc ổn định dân di cư tự do, khi đó có khoảng 24 hộ và 134 nhân khẩu di cư tự do của 13 xã và 6 huyện, tập trung vào nhóm người H’mông theo đạo Tin lành. Bên cạnh các công tác bố trí dân cư, tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập nhờ việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động thuộc đối tượng di cư tự do, thì công tác tuyên truyền để bà con an tâm sản xuất cũng rất quan trọng.

Người H’mông di cư từ miền Bắc vào Đắklăk tiếp nhận đạo Tin lành gấp 22 lần so với số hộ di dân giữ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, theo nghiên cứu của Vũ Thị Hà và Võ Thị Mai Phương về “Biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng của người H’mông di cư vào Đắk Lắk”. Do đó, thách thức đặt ra cho các tỉnh Tây Bắc để giảm việc di cư tự do, chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố Tôn giáo.

Trong bài viết về “Hiện tượng cải đạo, đổi đạo trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Lê Tâm Đắc năm 2020,  Tin lành năng động, phù hợp với tâm lý và nhận thức của một bộ phận đồng bào; sự khéo léo khai thác đặc điểm văn hóa của từng dân tộc thiểu số để bản địa hóa đạo Tin lành với những nội dung phù hợp dễ thâm nhập; hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều yếu kém, sự suy giảm niềm tin của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vào chính quyền; lợi thế của đạo Tin lành với tư cách tôn giáo có nhiều điểm tiến bộ về đạo đức và lối sống gắn với xã hộ trong vùng biên giới phía Bắc nơi có khoảng 215.000 người H’mông theo đạo Tin lành (số liệu từ Tổng cục thống kê-2015). Chính quyền Tỉnh có thể thấy rõ mặt tích cực và điểm yếu, dễ bị lợi dụng của đồng bào theo đạo Tin lành, để có chính sách kết hợp việc an cư, cùng an tâm.

Hiện nay, các dự án sắp xếp ổn định dân di cư tự do tại hai huyện Phù Yên và Vân Hồ, với tổng diện tích là 1,7 ha đất ở và 47 hộ thuộc dự án. Tuy nhiên, ngoài việc sắp xếp điện, đường, trường học, trạm y tế cho trẻ em đi học, chính quyền tỉnh nên cân nhắc công tác tuyên truyền, không chỉ nâng cao nhận thức cho người dân, mà còn nâng cao nhận thức cho cán bộ về yếu tố tôn giáo trong sự nghiệp phát triển kinh tế của người dân. Diễn biến tâm lý của bà con thay đổi thường xuyên do cuộc sống đặt ra, do vậy đòi hỏi cán bộ cơ sở cần bám sát, gần gũi để nắm được tâm tư, nguyện vọng của bà con để có định hướng phù hợp, thực hiện đúng chính sách, pháp luật.

Hiểu biết sâu sắc về đạo Tin lành nói riêng và tôn giáo nói chung có thể có biện pháp nâng cao niềm tin của người dân vào cấp ủy, chính quyền. Liên tục gặp gỡ, tuyên truyền cho chức sắc tôn giáo về chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước bên cạnh việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp. Như vậy, kết hợp giữa việc tạo điều kiện cho người dân cải thiện về mặt vật chất, chính quyền địa phương còn quan tâm tới đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu về tính thiêng của tôn giáo, để phát huy quan hệ tích cực giữa đạo Tin lành và phát triển kinh tế trong vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại Sơn La./.

Hà Đức Anh (Ban Tuyên giáo - Tỉnh uỷ Sơn La) ; Trần Phương Chi (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)