Hòa Bình: Xây dựng vùng nguyên liệu mía bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu

Hướng đến mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu bền vững, chất lượng ngày càng được nâng cao, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện đề án thay thế giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô đã mang lại hiệu quả về kinh tế cao cho người trồng mía.

Theo số liệu thống kê, năm 2021, tổng diện tích canh tác mía toàn tỉnh là 7.130 ha, năng suất bình quân 72 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 513.185 tấn. Trong đó, mía ăn tươi trên 6.000 ha (chiếm khoảng 85% diện tích), sản lượng đạt trên 430.000 tấn.

Năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp hơn so với giống mía cũ, 1ha trồng mía tím bằng giống nuôi cấy mô cho lợi nhuận cao hơn cách trồng truyền thống từ 50-70 triệu đồng.

Trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất mía tươi chủ lực, có chất lượng tốt và thương hiệu trên địa bàn các huyện như: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi... Hằng năm giá mía thương phẩm khá ổn định và ở mức cao, thu nhập bình quân từ 200 đến 250 triệu đồng/ha. Năm 2021-2022, tỉnh Hòa Bình đã xuất khẩu 87 tấn mía trắng sang thị trường EU, Hàn Quốc. Từ nay đến hết năm 2022 tỉnh tiếp tục xuất khẩu thêm khoảng 300 tấn mía.

Mục tiêu trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình trong các năm tới là tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chất lượng cao của tỉnh, trong đó có sản phẩm mía. Tuy nhiên, để có vùng nguyên liệu mía ăn tươi bền vững cung cấp cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh đòi hỏi ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình phải có một lộ trình bài bản, áp dụng khoa học kỹ thuật cao từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch chế biến sản phẩm từ cây mía đáp ứng được các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường quốc tế.

Được biết, từ năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mía tím Hoà Bình. Hiện, bình quân mỗi ha mía đem lại thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng cho người trồng mía. Sản phẩm mía của Hòa Bình bắt đầu xuất khẩu từ năm 2019 sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản. Năm 2022, tỉnh đã xuất khẩu được gần 90 tấn sang thị trường châu Âu (EU), Hàn Quốc. Dự kiến, đến cuối năm 2022, tỉnh tiếp tục xuất khẩu 300 tấn sang thị trường EU.

nganh-mia-duong-viet-nam-16721-1666496085.jpeg

Tỉnh Hòa Bình hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất mía bền vững, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu. Ảnh minh hoạ

Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của tỉnh, trong đó có sản phẩm mía là mục tiêu trọng tâm của ngành NN&PTNT, góp phần thực hiện có hiệu quả của UBND tỉnh về phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2040. Tuy nhiên, để xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía ăn tươi bền vững phục vụ hoạt động chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh, ngành NN&PTNT còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Trong đó, để có vùng nguyên liệu mía ăn tươi bền vững cung cấp cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh đòi hỏi ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình phải có một lộ trình bài bản, áp dụng khoa học kỹ thuật cao từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch chế biến sản phẩm từ cây mía đáp ứng được các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường quốc tế.

Các vùng trồng mía trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng giống mía thấp; đại đa số diện tích canh tác hàng năm vẫn phụ thuộc nguồn nước tự nhiên, diện tích được tưới chủ động rất thấp; thị trường tiêu thụ trong nước chưa ổn định. Bên cạnh đó, thị trường trong nước ngày càng có nhiều sản phẩm hoa quả tươi, sản phẩm chế biến khác làm tăng sức ép cạnh tranh với sản phẩm mía truyền thống, trong khi hình thức sơ chế, tiêu thụ mía chưa có nhiều thay đổi, chưa đáp ứng được tính tiện lợi cho người tiêu dùng...

Cùng với đó, sản phẩm mía trắng của Hòa Bình trên thị trường chưa có thương hiệu, vì thế phải xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mía trắng và đặc biệt phải có diện tích kho lạnh bảo đảm đủ để dự trữ nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ yêu cầu các sở, ngành, đơn vị chức năng cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện hiệu quả các giải pháp từng bước nâng cao giá trị của cây mía, tăng thu nhập cho nông dân và phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía tươi của tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất hàng vụ, định hướng rõ vùng trồng, cơ cấu, giống mía để giữ vững diện tích.

Đồng chí Đinh Công Sứ cũng yêu cầu cân đối giữa diện tích mía tím và mía trắng để phục vụ thị trường, nghiên cứu kỹ thuật để trồng rải vụ; bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trong nước, hướng đến rộng thị trường xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài nuôi cấy mô với cây mía trắng; đề xuất thay thế toàn bộ giống mía tím nuôi cấy mô trên tất cả diện tích mía trong tỉnh.

Bên cạnh đó, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở chế biến, sơ chế, cấp đông mía để sản xuất nước mía đóng hộp; chủ động trong việc kết nối, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất mía mở rộng thị trường cũng như xây dựng, triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu mía ăn tươi...

Thi Nguyên (t/h)