Trong những năm gần đây,nhà sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ đã trở thành một bước tiến quan trọng trong ngành nông nghiệp tại Tỉnh Thanh Hóa. Mô hình này không chỉ giúp xây dựng thương hiệu lúa mì và bình sạch trên thị trường mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Ghi nhận thực tế tại huyện Thọ Xuân cho thấy, những năm gần đây, nhiều cách đồng mẫu lớn tại địa phương đã bắt đầu áp dụng phương pháp trồng lúa hữu cơ cho năng suất, chất lượng cao. Từ đó, đời sống vật chất của người dân cũng từng bước được thay đổi.
Bà Lê Thị Phúc, trú tại thôn Ngọc Trung, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân cho biết: “Nhờ được tư vấn và hướng dẫn, vụ trước nhà tôi đã cấy thử 1,5 sào lúa hữu cơ. Mặc dù công chăm sóc lúa hữu cơ nhiều hơn, nhưng đổi lại chi phí đầu tư ban đầu thấp. Đặc biệt, sau khi thu hoạch sản lượng lúa không những tăng cao mà chất lượng cũng được nâng lên rõ rệt”.
Nhận thấy những hiệu quả mang lại, hàng chục hộ dân ở huyện Thọ Xuân đã chủ động dồn điền đổi thửa, chuyển đổi những đồng lúa năng xuất thấp sang trồng lúa hữu. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được hơn 10 ha, nhờ được hướng dẫn về kỹ thuật nên tất cả các diện tích lúa đều phát triển tốt.
Được biết, đây là năm thứ hai huyện Thọ Xuân phát triển mô hình này, do Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Xuân Minh thực hiện. Những nông dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ đều được trang bị đầy đủ kiến thức từ lúc xuống giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch.
Ngoài ra, để lúa phát triển tốt, đem lại năng xuất cao, nông dân cần thực hiện nghiêm túc các khâu kỹ thuật để lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, nói không với các loại thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng để bón cho lúa.
Theo nhận định của các chuyên gia Nông nghiệp, bón phân hữu cơ, cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, số nhánh hữu hiệu đạt 6 - 7 nhánh/khóm, cao hơn bình quân 0,5 nhánh/khóm so với sản xuất đại trà, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Lúa cứng cây, ít đổ ngã, trỗ tập trung (hạn chế được điều kiện thời tiết bất thuận), chiều dài bông đạt 24,5cm, tỷ lệ hạt chắc cao; năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, cao hơn 2,2 tạ/ha so với vùng sản xuất đại trà.
Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, để ngành nông nghiệp phát triển theo hướng xanh, bền vững, nhiều địa phương đã quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn và khuyến khích sản xuất lúa hữu cơ, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng người sản xuất, doanh nghiệp. Số lượng các mô hình sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ ngày càng nhiều, giúp cho diện tích lúa hữu cơ tăng nhanh. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ không phải ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của nông dân do còn nhiều khó khăn.
Bà Lê Thị Dung, Phó phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân, cho biết: "Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình này còn thay đổi tư cánh tác của người dân, hướng dẫn đến nền nông nghiệp an toàn, bảo vệ sức khỏe con người
Hiện tại, mỗi năm Thanh Hóa có khoảng 800 ha trồng lúa hữu cơ. Sản xuất lúa hữu cơ không chỉ tăng hiệu quả trên đơn vị tích tích mà còn nâng giá trị sản phẩm tăng gấp 1,2 - 1,5 lần so với phương pháp truyền thống. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người sản xuất và cung cấp sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất và nâng cao chất lượng.
Theo dự kiến, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục lựa chọn các vùng sản xuất lúa phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở, xây dựng các mô hình mô hình và hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất cơ sở sản xuất lúa gạo. Mục tiêu đến năm 2024 là có trên 1.200 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ, tạo nền tảng cho một nền nông nghiệp bền vững.
Đặc biệt, thông qua kết quả mô hình nhằm tuyên truyền, khuyến cáo, vận động và hướng dẫn nông dân dần thay đổi tư duy, nhận thức, chuyển đổi từ phương thức sản xuất lúa thông thường sang sản xuất theo hướng hữu cơ./.