Tiêu dùng xanh ngày 6/4: Giá thu mua cà phê trong nước dao động trong khoảng từ 40.700 - 41.400 đồng/kg

Ghi nhận về tiêu dùng xanh ngày 6/4 cho thấy, giá thu mua cà phê ở thị trường trong nước dao động trong khoảng 40.700 - 41.400 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước ngày 6/4

Thị trường cà phê trong nước hôm nay ngày 6/4 ghi nhận tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.200 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.100 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.200 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước giảm nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua. Giá cà phê trong nước sau 3 ngày đi ngang liên tiếp đã giảm nhẹ theo giá trên sàn London.

gia-ca-phe-hom-nay-14-8-thi-truong-tram-lang-gia-giam-0639-1153-1649207634.jpg
Cà phê trong nước dao động trong khoảng 40.800 - 41.400 đồng/kg. Ảnh minh họa

Thị trường cà phê thế giới ngày 6/4

Trong khi đó trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.117 USD/tấn sau khi giảm 0,70% (tương đương 15 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 231,35 US cent/pound, tăng 0,33% (tương đương 0,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4/2022. Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào dầu thô do căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Mới đây, Rabobank đưa ra mức điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil trong niên vụ mới 2022 - 2023 sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn.

Theo ước tính, trong tháng 3/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá.

Nhận định của chuyên gia

Theo tổ chức Cà phê thế giới (ICO), dù có tin đàm phán Nga-Ukraine đã có một số bước tích cực, nhưng lúc nào Nga chưa rút quân khỏi Ukraine, thì tàu bè đi đến Đông Âu và Nga cũng như hành trình qua vùng này để đi đến các cảng Châu Âu vẫn rất hạn chế.

Chính vì thế, sức mua cho vùng tiêu thụ lớn này có giảm lại, ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Cũng cần biết rằng, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 75.000 tấn cà phê qua Nga. Từ ngày Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Việt Nam chỉ xuất qua được Nga khoảng 15.000 tấn. nên 60.000 tấn còn lại vẫn chưa có người mua thay thế.

Giá cà phê cuối tuần trước được một số công ty chế biến xuất khẩu mua giá thực tế từ 41,8-42,4 triệu đồng/tấn. Dù có lúc giá chao về gần 2.100 USSD/tấn trên sàn phái sinh, giá cà phê trong nước vẫn khá ổn với mức thấp nhất 42,6 triệu đồng/tấn.

Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ khi giá cơ sở tháng 7/2022 của London mất hút dưới 2.100 hay sâu hơn, mới có thể thấy giá cà phê nội địa về dưới 41,5 triệu đồng/tấn. Bằng không, giá cà phê nhiều nơi tại Tây Nguyên vẫn ở mức 42-43 triệu đồng/tấn.

Anh Vân (t/h)