Thị trường bông sợi biến động
Trong bối cảnh hiện nay, chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nguồn cung cấp bông toàn cầu, nhận diện được sự hồi phục tuy nhiên vẫn còn xuất hiện nhiều điều bất ổn ở nhu cầu. Hội thảo “Cập nhật Thị trường Bông và Dự báo Xu hướng Tương lai” vừa diễn ra tại TP. HCM vào ngày 14/10/2024, do Công ty Cổ phần Dệt may Bền vững (STS) tổ chức, dưới sự quy tụ của các diễn giả là ông Jon Devine, Chuyên gia Kinh tế Cấp cao của Cotton Incorporated, và ông Jud Griffin, Chuyên gia Kinh tế của Cotton Incorporated (CI), nhằm thảo luận về những biến động quan trọng của thị trường bông tại Việt Nam và toàn cầu trong năm 2024.
Cotton Incorporated “bắt tay” vào phân tích thị trường, chủ yếu hướng đến tình hình cung cầu và giá bông, nhằm thông qua bản tin kinh tế hàng tháng và được cập nhật liên tục trên thị trường. Điều này có thể cung cấp thông tin quan trọng cho các ấn phẩm truyền thông tại Việt Nam về những triển vọng thị trường bông toàn cầu năm 2024/2025.
Theo các chuyên gia, căn cứ vào biểu đồ biến động thị trường, cho thấy trong hầu hết năm 2023 giá bông có sự dao động trong khoảng từ 75 đến 90 cent. Cùng với đó, yếu tố cung và cầu đều gửi đi những tín hiệu trái chiều khiến cho giá bông biến động ngang trong khoảng này. Đây chính là giai đoạn có phần thách thức đối với ngành dệt may, do nhu cầu yếu và điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn.
Tuy nhiên, năm 2024 giá bông đã có sự điều chỉnh quá mức dẫn đến giá tăng vọt do lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt. Nhưng sau đó không lâu, đã nhanh chóng được điều chỉnh và có phần giảm xuống.
Tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ được đánh giá cao trong lĩnh vực, là những thị trường “khổng lồ”, là cây cổ thụ cho hàng dệt may về mức độ lạm phát. Những đợt tăng giá, đã làm ảnh hưởng khá lâu dài đến niềm tin của người tiêu dùng ở các nước nơi đây.
Bên cạnh đó, những lo ngại về nhu cầu đã đẩy giá bông xuống mức thấp nhất trong khoảng giá vào tháng 10/2023 là 75 cent vào cuối năm 2023. Bước sang 2024, giá bông đã có sự điều chỉnh quá mức, tăng vọt lên hơn 100 cent do lo ngại về nguồn cung bị thiếu hụt, nhưng sau đó cũng đã nhanh chóng điều chỉnh giảm.
Theo ông Jud Griffin, Chuyên gia Kinh tế của Cotton Incorporated (CI), dựa vào các số liệu ông đã chỉ ra rằng, chỉ bốn quốc gia đã sản xuất hơn 70% lượng bông của thế giới. Trong đó, các quốc gia xuất khẩu lớn như Mỹ, Brazil và hai quốc gia vừa sản xuất vừa tiêu dùng là Ấn Độ và Trung Quốc. Cung cầu của ngành phụ thuộc vào các quốc gia này là chính.
Việt Nam hứa hẹn là nhà nhập khẩu bông lớn thứ ba trên thế giới.
Trong buổi hội thảo, theo ông Jon Devine, Chuyên gia Kinh tế Cấp cao của Cotton Incorporated đã đưa ra những sáng kiến, đề xuất hướng đến sự phát triển bền vững trong ngành bông. Chẳng hạn, sử dụng thuốc trừ sâu và nước, áp dụng các phương pháp và đổi mới dẫn đến giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 45% lượng nước tưới tiêu, mà không cần mở rộng diện tích. Tăng tính tuần hoàn của bông, khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh, nghiên cứu đóng vài trò quan trọng trong việc tách các sản phẩm phụ, giảm chất thải, tăng cường tính bền vững.
Ngoài ra, CI đang hỗ trợ áp dụng các thực hành thông minh với khí hậu trên một triệu mẫu đất nông nghiệp bông của Hoa Kỳ, nhằm giảm tác động môi trường và tăng khối lượng sản xuất bông,...
Tại hội thảo, bà Angela Chen, Quản lý Truyền thông Doanh nghiệp tại CI đã chia sẻ một số sáng kiến đã triển khai như: Chương trình giảm sử dụng thuốc trừ sâu và nước, tăng sản lượng sợi mà không cần mở rộng diện tích đất canh tác bông; Tính tuần hoàn của bông nhằm giảm chất thải và nâng cao tính bền vững; Tăng cường khả năng chịu hạn và chống sâu bệnh; Tính phân hủy sinh học của bông…
Bà Angela Chen cho biết, CI hợp tác với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ việc áp dụng các phương pháp thông minh với khí hậu trên một triệu mẫu đất trồng bông tại Hoa Kỳ, nhằm giảm tác động môi trường và tăng sản lượng bông. Nỗ lực của Cotton Incorporated cũng mở rộng đến giáo dục người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về các lợi ích môi trường của bông và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm bền vững.
Theo nghiên cứu của Cotton Incorporated chỉ ra rằng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến bền vững và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các vật liệu bền vững, thúc đẩy ngành công nghiệp theo hướng thực hành bền vững hơn. Những sáng kiến này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành bông mà còn phù hợp với các giá trị của người tiêu dùng và các mục tiêu bền vững toàn cầu.
Những nỗ lực của CI cùng với khảo sát bền vững toàn cầu, cho thấy được mối quan tâm ngày tăng của người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về lợi ích môi trường của bông, thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm và cũng đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp hướng tới các hoạt động bền vững hơn.
Kết hợp những sáng kiến của CI, đóng góp về sự bền vững của ngành bông và nhu cầu nhập sợi từ Trung Quốc là một trong những động lực chính cho nhu cầu sợ của Việt Nam. Năm ngoái, xuất khẩu sợ sang Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng khối lượng vẫn thấp so với mức phổ biến trước COVID-19.
Chính vì thế, Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ nhập khẩu bông trong niên vụ này và dự kiến sẽ vẫn là nhà nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới. Bởi việc sử dụng nhà máy của Việt Nam được dự báo sẽ lớn hơn trong niên vụ này, do nhu cầu toàn cầu về dệt may dự kiện sẽ phục hồi trước khi kết thúc niên vụ hiện tại./.