kinh tế xanh
JICA hỗ trợ Việt Nam chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn
Ngày 6/7/2022, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường - ISPONRE (Bộ Tài nguyên & Môi trường) tổ chức Hội thảo tổng kết “Kinh nghiệm và đề xuất chính sách của Nhật Bản cho công tác xây dựng lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”.
Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh phát động cuộc thi viết "Vì Việt Nam Xanh"
Hướng tới kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công 19/8, ngày Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 01 năm ngày xuất bản, Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh tổ chức cuộc thi viết “Vì Việt Nam Xanh” với chủ đề “Doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh; kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP”.
Hà Nội: Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững
Hôm nay (ngày 27/6), UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Du lịch sinh thái cần hướng đến kinh tế xanh vì môi trường bền vững
Cần hướng đến phát triển du lịch sinh thái như một mô hình kinh tế xanh, với phương pháp khai thác tiềm năng thiên nhiên hiệu quả mà vẫn đảm bảo gìn giữ môi trường sinh thái tồn tại bền vững.
An ninh năng lượng góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh
Các lo ngại về an ninh năng lượng do Nga xung đột Ukraine đã tạo thêm động lực cho việc áp dụng một loạt công nghệ carbon thấp, nhằm đáp ứng các mục tiêu của hiệp định khí hậu Paris, các giám đốc điều hành ngành cho biết tại Diễn đàn thị trường toàn cầu (GMF).
Công ty TNHH Maika Food sở hữu 2 sản phẩm OCOP 4 sao
Công ty TNHH Maika Food ở khu 3, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy đi vào hoạt động từ năm 2019 với mong muốn thúc đẩy giá trị của cây chè và mang đến cho khách hàng những sản phẩm hữu cơ chất lượng thông qua công nghệ sấy lạnh hiện đại trên thế giới…
Tiêu dùng xanh: Giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững
Trong nhiều năm trở lại đây, tiêu dùng xanh được coi là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững. Cũng như nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam, tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế mới và nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh cũng đã được nâng cao. Vì vậy, việc tăng cường triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam sẽ là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.
Liên minh các Ngân hàng Thương mại xanh công bố việc gia nhập thành viên
Nằm trong số các định chế tài chính hàng đầu thế giới đã trở thành thành viên cốt lõi của Liên minh các ngân hàng thương mại xanh (Liên minh), một sáng kiến toàn cầu có mục tiêu tập hợp những thành viên tiên phong trong lĩnh vực tài chính xanh để thúc đẩy các giải pháp tài chính sáng tạo, đầu tư, và dẫn dắt các thông lệ tài chính xanh góp phần giải quyết các rủi ro về khí hậu và môi trường cấp bách tại các thị trường mới nổi.
Chương trình “Tiên phong đột phá”: Cùng Thụy Điển tìm ra con đường đột phá đến tương lai
Ngày 2-3/6/2022 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình “Tiên phong đột phá” do Đại sứ quán Thụy Điển, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển (Business Sweden), UBND TP. Hồ Chí Minh và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam – Thụy Điển về lĩnh vực phát triển bền vững.
EuroCham sẽ tổ chức “Diễn đàn & Triển lãm kinh tế xanh” năm 2022
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) sẽ tổ chức “Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh - Green Economy Forum & Exhibition (GEFE) 2022” từ ngày 28 - 30/11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh.
IEEFA: Năng lượng tái tạo trở thành yếu tố quyết định tương lai kinh tế Việt Nam
Theo một báo cáo mới công bố của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), nền kinh tế Việt Nam với độ mở và sự phụ thuộc rất lớn vào các tập đoàn đa quốc gia và thị trường tiêu dùng toàn cầu đòi hỏi Chính phủ phải hoạch định một chiến lược phát triển năng lượng sạch tương thích với với các cam kết giảm phát thải carbon của các tập đoàn toàn cầu.
EU dự kiến rót 300 tỷ Euro để thoát cảnh lệ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một lộ trình năng lượng mới để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Điều quan trọng là phải giảm tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch và tăng tỷ trọng năng lượng mới và tái tạo bằng cách rót 300 tỷ euro (khoảng 7,3 triệu tỷ đồng). Trọng tâm là để Nga thấy rằng đây là phản ứng của EU đối với việc Nga đe dọa đến nguồn năng lượng và các vấn đề xung quanh nó.
Kinh tế biển xanh - hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển
“Kinh tế biển xanh - hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về phát triển kinh tế biển sử dụng khái niệm kinh tế biển xanh.
Hà Tĩnh: Vợ chồng trẻ cất bằng đại học về quê trồng bưởi sinh thái
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2013, chị Trần Huyền Ân, anh Trần Xuân Loát đã gác lại ước mơ trở thành nhà báo, nhà giáo để về thôn Tân Phúc (xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) trồng bưởi theo hướng sinh thái.
Vi nấm diệt tuyến trùng thay thuốc trừ sâu
Thay vì phải sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây cà phê, hồ tiêu, người dân Tây Nguyên đã có thể sử dụng vi nấm để thay thế. Nghiên cứu này của PGS.TS Nguyễn Văn Nam và cộng sự, Đại học Tây Nguyên.
Nông sản hữu cơ đang được quan tâm mạnh mẽ
Những năm gần đây, người tiêu dùng của nước ta đã nhận thức rõ về vấn đề an toàn thực phẩm. Bởi thế, thị trường nông sản hữu cơ đang được quan tâm mạnh mẽ.
Hải Phòng: Xây dựng mô hình kinh tế xanh tại huyện đảo Bạch Long Vỹ
Căn cứ vào định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng và tính ưu việt của mô hình kinh tế xanh được áp dụng cho các xã đảo đã thành công trong nước và trên thế giới, Viện Tài nguyên Môi trường biển (thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) đã triển khai Dự án nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh trên huyện đảo Bạch Long Vỹ.
Thương mại, công nghệ số và sản xuất xanh mang lại cơ hội tăng trưởng mới
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng sự lan tỏa công nghệ số có thể nâng cao năng suất, không chỉ ở một số ít các quốc gia và doanh nghiệp (DN) tiên phong, mà còn ở nhiều quốc gia và DN có hiệu suất thấp hơn.
6 yếu tố căn bản để TP. HCM phát triển kinh tế số thành công
Trong kế hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đến năm 2025, tầm nhìn 2030, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số (CĐS) của Thành phố là phát triển chính quyền số, kinh tế số, CĐS trong các ngành với tinh thần là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, để thành công, TP. HCM cần xây dựng 6 nền tảng then chốt ngay từ bây giờ.