Sau sự cố tháng 3 năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Tokyo Electric Power, Nhật bản có xu hướng tránh xa năng lượng hạt nhân, nay Ông Kishida cho rằng các nhà máy hạt nhân là không thể thiếu để chuyển đổi xanh, hoặc ngừng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Động thái này diễn ra vào thời điểm Chính phủ Nhật kêu gọi các công ty và hộ gia đình tiết kiệm điện khi cán cân cung cầu điện đang bị thắt chặt trong bối cảnh nắng nóng gay gắt vào mùa hè này, nguyên nhân một phần do sự chậm trễ trong việc khởi động lại các lò phản ứng điện hạt nhân.
Mỹ thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân nhanh
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ hôm thứ Tư cho biết họ đã chọn thiết kế để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân thử nghiệm trị giá hàng tỷ đô la tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho có thể giúp phát triển nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến.
Lò phản ứng thử nghiệm đa năng, hay VTR, được chính quyền Trump đề xuất vào năm 2018 và nếu Quốc hội cấp vốn, sẽ là lò phản ứng thử hạt nhân nhanh đầu tiên hoạt động ở Hoa Kỳ.
Những người ủng hộ dự án nói rằng thí nghiệm này sẽ cho phép các công ty Mỹ tiến hành các cuộc thử nghiệm công nghệ và nhiên liệu tiên tiến mà không cần phải gặp các đối thủ cạnh tranh ở Nga và Trung Quốc.
Mỹ đầu tư năng lượng địa nhiệt
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đang có kế hoạch đầu tư mới lên tới 165 triệu đô la vào một sáng kiến năng lượng địa nhiệt sẽ sử dụng chuyên môn từ ngành dầu khí để khai thác các nguồn năng lượng và tránh xa nhiên liệu hóa thạch.
Năng lượng địa nhiệt, khai thác thành nhiệt bên trong trái đất, hiện chỉ chiếm chưa đến 1% tổng năng lượng của Hoa Kỳ, có thể tạo ra 8,5% tổng sản lượng điện của Hoa Kỳ vào năm 2050.
Dầu và khí đốt có một số điểm tương đồng với địa nhiệt về thiết bị được sử dụng và quy trình khai thác dưới bề mặt.