dân tộc thiểu số
Đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk vươn lên nhờ sinh kế bền vững
Trong những năm qua, nhiều chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang được huyện Lắk triển khai có hiệu quả trên tinh thần “trao cần câu, không trao con cá”. Từ đó, tạo ra nguồn sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Nghệ An: Đề xuất một số chính sách ưu tiên đặc thù về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An đang lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân để góp ý về dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025
Sáng 29/8, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do đồng chí Y Vinh Tơr - Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã về kiểm tra, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 (chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Hơn 4.500 phụ nữ dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk được hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình
Cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số" (DTTS) sau gần 4 năm (2020 – 2024) triển khai đã được các cấp Hội Phụ nữ Đắk Lắk thực hiện có hiệu quả.
Sức bật mạnh mẽ từ Chương trình 1719 với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Từ nguồn vốn của Chương trình 1719, đời sống kinh tế của người dân huyện Lắk (Đắk Lắk) ngày càng đi lên. Không dừng lại ở đó, huyện vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình để tạo ra nhiều kết quả tốt hơn.
"Tri thức dân gian khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My” được đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
UBND tỉnh Quảng Nam ngày 29/5 đã gửi bản bản đề nghị Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức dân gian khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”.
Chương trình mục tiêu quốc gia - điểm tựa thoát nghèo của người dân Đắk Glong
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), huyện Đắk Glong đã đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân.
Phát huy vai trò người có uy tín vùng đồng bào dân tộc Mông tại Thanh Hóa
Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Văn hóa truyền thống của người Ê đê ở Cư Jút - Giá trị cần được bảo tồn
Với người Ê đê sống ở Đắk Nông, tiếng nói, lễ nghi truyền thống và văn hóa ứng xử được coi là tài sản quý giá cần phải giữ gìn. Được sự quan tâm của Nhà nước, các giá trị ấy luôn được bảo tồn và phát huy.
Nhiều cơ hội khởi nghiệp thành công cho các thanh niên dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc
Bên cạnh những rào cản khó khăn, thì khu vực miền núi phía Bắc lại có thiên nhiên hùng vĩ, đặc sản vùng miền đặc sắc, cùng với nền văn hóa truyền thống đa dạng, độc đáo của các dân tộc thiểu số, vốn được coi là “mỏ vàng” để phát triển các sản phẩm riêng biệt, phát triển đặc sản và du lịch.
Hỗ trợ chi phí cho người dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động
Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Giải bài toán đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Vừa qua, tại Hà Nội ngày, Tổ chức Aide et Action Việt Nam (AEA - sắp trở thành Action Education) và Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động, Vụ Đào tạo thường xuyên (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên Dân tộc thiểu số ”. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng tiếp cận các cơ hội sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số thông qua thúc đẩy sáng kiến phát triển nghề nghiệp và khởi nghiệp” do Liên minh châu Âu tài trợ.
Quảng Bình thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã họp với các ngành, địa phương để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Đến Kon Tum vui Tết ở làng
Ở tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc thiểu số cư trú lâu đời và hàng chục dân tộc anh em cùng sinh sống. Tết ở các làng dân tộc thiểu số Kon Tum vô cùng thú vị. Vui Tết ở đây, người dân, du khách được trải nghiệm với nhịp cồng chiêng - xoang, thưởng thức văn hóa ẩm thực và hòa mình vào không khí lễ hội.
Cải đạo, có hỗ trợ cải thiện kinh tế trong vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số?
Bài viết giới thiệu về xu hướng chuyển đổi niềm tin tôn giáo, và phân tích ảnh hưởng của nó tới sự ổn định về dân di cư tự do và phát triển kinh tế trong đồng bào Dân tộc thiểu số. Quan hệ giữa tôn giáo và hành vi di cư tự do đã được Đảng và Nhà Nước ta sớm chú ý. Hầu hết, dân di cư tự do tập trung và vùng đồng bào người H’mông được tổ chức Tin lành thu nạp tín đồ. Từ Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do trên địa bàn các tỉnh biên giới như hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đứng trước thách thức về việc hỗ trợ người dân tiếp tục tham gia sinh hoạt tôn giáo, và định cư trên địa bàn mới trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, bài viết đầu tiên đưa ra một số cơ sở lý thuyết về quan hệ giữa tôn giáo và hành vi kinh tế. Thứ hai, dựa trên tình huống di cư thực tế của tỉnh Sơn La và kết quả hoạt động theo Nghị quyết 22/NQ-CP, bài viết đưa ra một số kiến nghị cho công tác triển khai.
Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua tại tỉnh Bình Phước xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở, đất sản xuất. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở đến 40 triệu đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.