Liên kết chặt chẽ với nông dân để có nguồn cà phê lâu dài và bền vững

Nông dân đua nhau bán sớm khi cà phê hạt vừa mới lên giá, còn doanh nghiệp không có nguồn mua và nguồn không đạt chất lượng như yêu cầu. Đó là thực trạng thị trường thu mua cà phê hiện nay ở Đắk Lắk.

Tây Nguyên đang bước vào thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa cà phê mới. Tuy nhiên, khác với những năm trước thì năm nay lực lượng thị trường của các doanh nghiệp vào việc sớm hơn. Thay vì thu mua hạt cà phê thu hoạch sẵn thì họ tập trung khảo sát tình hình sản xuất, chuẩn bị tốt hơn cho mùa thu hoạch tiếp theo.

tam-ly-lo-lang-nen-nguoi-nong-dan-thuong-ban-som-ngay-khi-thay-ca-phe-vua-duoc-gia-1711111341.jpg
Tâm lý lo lắng nên người nông dân thường bán sớm ngay khi thấy cà phê vừa được giá

Lý giải điều này, đại diện một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà phê tại quận 3 (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ năm nay do thị trường tăng giá nhanh, nông dân tổ chức thu hoạch sớm rồi bán. Vì thế nên khu vực Đắk Lắk hầu như không còn mối đặt hàng cà phê hạt nữa. Doanh nghiệp cũng không còn hạt để thu mua.

Theo thông tin từ một số đơn vị thu mua cà phê tại Buôn Ma Thuột, nhiều đơn vị xuất khẩu cà phê chủ yếu lấy nguyên liệu cho thị trường chế biến bên ngoài nên không đòi hỏi chất lượng hạt cà phê phải tốt. Thực tế, thị trường thu mua hạt cà phê những năm gần đây thường bấp bênh, khiến người nông dân lo lắng. Do vậy, hễ thấy đơn giá lên là họ tranh nhau bán liền.

Nỗi lo của doanh nghiệp là có cơ sở. Theo một số đơn vị thu mua cà phê tại Buôn Ma Thuột, lâu nay, nhiều đơn vị xuất khẩu cà phê chủ yếu làm nguyên liệu cho thị trường chế biến bên ngoài, không đòi hỏi hạt chất lượng cao. Thị trường thu mua vì vậy bấp bênh, khiến người nông dân lo lắng, hễ thấy đơn giá lên là tranh nhau “bán sớm”. Hệ lụy, đến khi thị trường thực sự lên giá, cà phê đều đã bán hết, không còn hạt để thu mua.

doanh-nghiep-phai-chu-dong-cho-minh-ca-thi-truong-nguyen-lieu-ca-phe-1711111228.jpg
Doanh nghiệp phải chủ động cho mình cả thị trường nguyên liệu cà phê

Hạt cà phê thu hoạch sớm chất lượng thường không đảm bảo, dẫn đến chất lượng cà phê rang xay đưa ra thị trường cũng bị kéo giảm theo. Điều này đi ngược với xu hướng thị trường nội địa trong những năm qua đó là nhu cầu tiêu thụ cà phê chất lượng cao ngày càng tăng lên. Nhiều thương hiệu cà phê bột, cà phê hòa tan đã công bố tiêu chuẩn chất lượng tốt nên không thể thu mua hạt kém. Có trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng nhập cà phê hạt bên ngoài để sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng mình đã công bố ra thị trường..

Trước thực trạng này, doanh nghiệp không thể coi nhẹ khâu kết nối sản xuất cà phê nữa mà phải chủ động cho mình cả thị trường nguyên liệu đầu vào. Để đảm bảo giữ được nguồn hàng ổn định và chất lượng, doanh nghiệp cần phải can thiệp sớm vào quy trình canh tác cà phê của nông dân, không để họ tự thu hoạch, bảo quản như trước đây nữa.

Công ty Simexco (Đắk Lắk) - một đơn vị chuyên xuất nhập khẩu cà phê cho biết cùng với chuyển biến thị trường gần đây, công ty phải tăng cường hoạt động tư vấn, tổ chức canh tác cà phê cho nông dân địa phương. Đặc biệt là gắn kết và định hướng nông dân họ với kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu bền vững hơn nữa. Simexco đang sở hữu chuỗi liên kết sản xuất chuyên canh cà phê với hơn 4 vạn nông dân tham gia. Công ty định hướng sản xuất cà phê chất lượng cao, vừa xuất khẩu vừa đáp ứng tốt nhu cầu trong nước.

nong-dan-cung-doanh-nghiep-tham-gia-chuoi-lien-ket-san-xuat-se-dam-bao-chat-luong-ca-phe-ben-vung-va-lau-dai-1711111587.jpg
Nông dân cùng doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất sẽ đảm bảo chất lượng cà phê bền vững và lâu dài.

Chủ trương của Simexco cũng là lựa chọn chung của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các doanh nghiệp cà phê đã có những động thái thay đổi cụ thể, xây dựng nội dung hợp đồng thu mua với nông dân rõ ràng và tích cực hơn. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức hỗ trợ nông dân, hội nông dân, liên minh hợp tác xã ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung và giải pháp về vấn đề này.

Mặt khác, người nông dân cũng cần thay đổi quan niệm của mình về việc canh tác cây cà phê. Họ cần chủ động đó nhận tốt hơn từ các đơn vị tư vấn, các chuyên gia, sự hỗ trợ kết nối từ các hiệp hội và tổ chức, … để tham gia đúng vào quy trình quản lý sản xuất, định hướng được chuỗi giá trị đầu ra và chất lượng hạt cà phê của mình. Khi nông dân được gia tăng kiến thức và thu nhập, hoạt động canh tác, sản xuất cà phê nguyên liệu sẽ chuyển biến. Các trang trại cà phê Đắk Lắk trong tương lai sẽ định vị rõ vai trò và giá trị kinh tế của mình đối với địa phương và cả nước.

Doanh nghiệp không ngại giá thu mua tăng vì họ cần cà phê hạt đáp ứng chất lượng sản xuất. Khi nông dân hợp tác sản phẩm đầu ra với doanh nghiệp, cùng với tâm lý ổn định, tuân thủ đúng quy trình chuỗi liên kết sản xuất và theo yêu cầu doanh nghiệp, chắc chắn định hướng chuyên canh cà phê sẽ thay đổi tích cực hơn./.

Hồng Giang