Đầu tư ESG: Gợi mở xu hướng chuyển đổi phát triển kinh tế xanh ngành dệt may

Tại sự kiện HanoiTex & HanoiFabric 2024, đã diễn ra Hội thảo "ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - Thách thức và cơ hội". Với các nội dung chuyên sâu về xu hướng phát triển kinh tế xanh ngành dệt may xanh, công nghệ dệt sợi vải, nhuộm…
img-0874-1729822625.jpg
Ngày 24/10, nằm trong chuỗi chương trình HanoiTex & HanoiFabric 2024, đã diễn ra Hội thảo "ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - Thách thức và cơ hội". (Ảnh: Đại Lộc)

Ngày 24/10, trong chuỗi Chương trình HanoiTex & HanoiFabric 2024, đã diễn ra Hội thảo "ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - Thách thức và cơ hội", tại Trung tâm Triển lãm ICE - Cung Văn hoá Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Trong không khí sôi động của xu hướng phát triển bền vững toàn cầu, các diễn giả cùng trao đổi, đánh giá và điểm đến một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.

img-0798-1729822679.jpg
Tại hội thảo, các chuyên gia trao đổi về vấn đề, định hướng đầu tư ESG: Chuyển đổi phát triển kinh tế xanh ngành dệt may, sản phẩm sợi cellulose...

Qua hội thảo tại HanoiTex & HanoiFabric 2024, được đồng tổ chức bởi Hội dệt may thêu đan TP.HCM (AGTEK) và Làng Ecotech – TECHFEST VIỆT NAM – các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp có cùng chung một hy vọng, kỳ vọng là cùng xây dựng thảo luận, tìm ra những giải pháp thiết thực để phát triển ngành dệt may theo xu hướng kinh tế xanh, phát triển bền vững.

esg-det-nhuom-1729822910.jpg
Một số nội dung của Hội thảo: "ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - Thách thức và cơ hội".

Tại hội thảo, PGS.TS.NGƯT. Hoàng Thị Lĩnh - nguyên là cán bộ Giảng viên giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội; nguyên Giảng viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, và đồng thời từng kiêm Chủ tịch Hội đồng đồng Khoa học và Đào tạo - Khoa Công nghệ May và Thời trang (của Trường Đại học SPKT Hưng Yên), chia sẻ về việc sử dụng  nguyên liệu từ thiên nhiên để sản xuất sợi vải, dệt - may...

img-1082-1729822763.jpg
PGS.TS.NGƯT. Hoàng Thị Lĩnh - nguyên là cán bộ Giảng viên giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ tại hội thảo.

Tại chương trình, các chuyên gia khoa học và kinh tế, đại diện các doanh nghiệp ngành dệt - may đã cùng nhau thảo luận về một số nội dung của Hội thảo: "ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - Thách thức và cơ hội". Cùng bàn luận về xu thế định hướng đầu tư phát triển ESG, hướng tới kinh tế xanh và phát triển bền vững. Làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam có thể vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bảo vệ môi trường và hòa nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

img-0775-1729823016.jpg
TS. Vũ Mạnh Hải - Giảng viên khoa Dệt May Da giầy và thời trang (Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Trường Vật liệu - Đại học bách khoa Hà Nội), đã trình bày về vấn đề: ESG - Thích ứng để hội nhập toàn cầu: Doanh nghiệp dệt, nhuộm, in hoàn tất và may mặc Việt Nam cần chuẩn bị những gì.

TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Trưởng điều hành Làng Ecotech - Techfest Quốc gia Việt Nam (Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học Vật liệu - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM), đã chia sẻ nội dung: "Ecotech – Câu chuyện điển hình về kinh tế tuần hoàn ngành dệt may từ vật liệu tái chế và hệ sinh thái vải sợi cellulose từ chuối, dứa và lục bình".

img-0850-1729822840.jpg
TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Trưởng điều hành Làng Ecotech - Techfest Quốc gia Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo.

Đưa ra dẫn chứng ví dụ trên thực tế, một chiếc áo sơ mi hay sản phẩm vải dệt mà chúng ta đang mặc, trải qua một hành trình dài từ những sợi chỉ nhỏ đến khi được bày bán trên kệ. Trong hành trình đó, có rất nhiều chất thải, hóa chất, khí thải được thải ra môi trường. Đó là lý do tại sao chúng ta cần chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế sợi vải, giảm thiểu chất thải, và sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

tulieu-soi-det-1729822987.jpg
Ứng dụng việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn ngành dệt may từ vật liệu tái chế và hệ sinh thái vải sợi cellulose từ chuối, dứa và lục bình.

Khi đó, ngành dệt may Việt Nam không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Trong Hội thảo ngày hôm nay, chương trình xin được cùng thảo luận, đánh giá và tổng kết lại những vấn đề về đầu tư phát triển ESG; để bắt đầu với một tư duy sản xuất mới, thân thiện với môi trường hơn và mang lại nhiều giá trị kinh tế, hội nhập với xu hướng chung của toàn cầu.

img-0988-1729823118.jpg
Ông Nguyễn Hùng Việt – Chuyên gia tư vấn khoa học, phát triển bền vững Công ty Azitech; -kiêm Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty CPĐT Kim Trường Phát chia sẻ về định hướng phát triển ESG, giảm phát thải khí nhà kính, xu thế đào tạo và thị trường tín chỉ Carbon để phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Hội thảo đã chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích, thiết thực, những câu chuyện thực tế của các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển ESG. Để từ đó giúp kết nối và tìm ra những giải pháp cùng hướng đến mục tiêu chung là nâng cao giá trị và tính bền vững của ngành dệt may Việt Nam./.

Đại Lộc