kinh tế xanh
TP.HCM triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương
Mới đây, TP.HCM tổ chức triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024 nhằm cải thiện chất lượng điều hành, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các hộ kinh doanh trong và ngoài nước.
Kinh tế Việt Nam tạo dấu ấn tăng trưởng nổi bật kỳ vọng vượt mục tiêu đề ra trong năm 2024
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đã đề xuất Chính phủ sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm, trong đó giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tiếp tục hoàn thiện về thể chế và coi đây là giải pháp đột phá của đột phá.
Cần Thơ: Thực thi lộ trình Đầu tư tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2023 với tầm nhìn 2050
TP. Cần Thơ thực hiện kế hoạch về tăng trưởng xanh, với mục tiêu chung là góp phần vào mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.
Thu hút đầu tư, chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững tại Hà Nội và khu vực phía Bắc
Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết nối cùng phát triển - "Link to grow" - Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc 2024 với chủ đề "Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững", diễn ra tại TTTM Vincom Mega Mall Smart City, với quy mô 2.500 m2, khoảng 70 gian hàng, sản phẩm nổi bật. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giải pháp hướng tới đầu tư, sản xuất xanh và phát triển bền vững.
Đầu tư ESG: Gợi mở xu hướng chuyển đổi phát triển kinh tế xanh ngành dệt may
Tại sự kiện HanoiTex & HanoiFabric 2024, đã diễn ra Hội thảo "ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - Thách thức và cơ hội". Với các nội dung chuyên sâu về xu hướng phát triển kinh tế xanh ngành dệt may xanh, công nghệ dệt sợi vải, nhuộm…
Nhằm đạt được mục tiêu phi carbon đã cam kết, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý tương thích
Mới đây, ngày 21/10, tại phiên họp báo thuộc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024), ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch EuroCham cho rằng, tại Việt Nam chưa có hệ thống pháp lý tương thích để đạt được mục tiêu tiêu phi carbon đã cam kết.
Cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng xanh của doanh nghiệp và sự chia sẻ rủi ro từ phía ngân hàng
Tín dụng xanh từ ngân hàng vẫn là công cụ huy động vốn chủ yếu cho các dự án xanh. Tuy nhiên, nguồn tín dụng xanh hạn chế do ngân hàng còn gặp một số khó khăn vì chưa có quy định chung về Danh mục phân loại xanh để các tổ chức tín dụng có cơ sở thẩm định cho vay.
TP.HCM: Kêu gọi đầu tư hơn 80 dự án đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh – số
Mới đây, UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2024 - 2025. Theo đó, về lĩnh vực, dự án thu hút đầu tư, TP.HCM khuyến khích đầu tư các dự án phù hợp phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị; các dự án phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của TP.HCM.
Giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ mới
Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Những xu hướng này đang tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam.
Thủ đô mà không sử dụng giải pháp kinh tế xanh thì khó có thể phát triển
Đó là khẳng định của PGS.TS Bùi Thị An tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững", ngày 25/9.
Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế Tuyến tính chuyển sang kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và loại bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm hạn chế phế thải. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiệp hội Nhựa TPHCM nỗ lực kiến tạo ngành nhựa xanh hướng tới tương lai bền vững
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu và xu hướng tiêu dùng xanh, ngành nhựa đang phải đối diện với những áp lực lớn trong việc chuyển đổi xanh và nâng cao tính bền vững. Hiệp hội Nhựa TPHCM (VSPA) với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý, đang nỗ lực kiến tạo một môi trường phát triển bền vững cho ngành nhựa, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường.
Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh: Kỷ niệm 03 năm thành lập và công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Tạp chí
Sáng 6/9/2024, Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh đã tổ chức lễ kỷ niệm 03 năm ngày thành lập (31/8/2021 – 31/8/2024). Đồng thời, công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh.
Phát triển kinh tế xanh từ chính sách tới sự hình thành các trụ cột tăng trưởng xanh
Tại Việt Nam, vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua thông qua các chủ trương, chính sách. Kinh tế xanh đã từng bước được định hình trong các lĩnh vực kinh tế xã hội tạo nên sự chuyển dịch bền vững của nền kinh tế.
Giao thông xanh, chìa khóa cho kinh tế xanh tại TP. Hồ Chí Minh
TP. HCM đang nỗ lực chuyển mình hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, với giao thông xanh là một trong những trụ cột then chốt. Mới đây, Hội thảo "Chính sách và giải pháp về giao thông vận tải cho phát triển kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh" do HĐND TP. HCM, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố và Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM tổ chức đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.
EuroCham mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi xanh cho nền kinh tế
EuroCham khuyến nghị Việt Nam kiên trì phát triển các khung pháp lý, gia tăng nguồn lực xã hội trong triển khai hành động thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh; EuroCham mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong những nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi xanh cho nền kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, giao thông xanh, tài chính xanh...
TP.HCM 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế xanh bứt phá, tiềm năng phát triển bền vững
TP.HCM đang chứng kiến những dấu hiệu khả quan về tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024, với GRDP ước tăng 6,46% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra những thách thức và rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi sự điều chỉnh chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững.
TP.HCM thúc đẩy các mô hình kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững
Sáng ngày 16/8, Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (IEIF)đã diễn ra sôi nổi với chủ đề “Thúc đẩy các mô hình kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững”, tập trung thảo luận về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh - hai trụ cột then chốt cho một nền kinh tế thịnh vượng và bền vững.
Kinh tế tuần hoàn và thị trường tín chỉ carbon: Hành trình phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp Việt Nam
Kinh tế tuần hoàn và thị trường tín chỉ carbon đang tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đầy thách thức. Dù con đường không hề bằng phẳng, việc tiếp tục đầu tư và đổi mới là cần thiết để ngành lâm nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và chuyển mình hướng đến một nền kinh tế xanh.