Doanh nghiệp 'đuối sức' cần trợ lực từ các chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Chuyên gia kinh tế nhận định, việc tái thiết nền kinh tế sau bão lũ không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính mà còn cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp và tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng. Chính phủ cần tiếp tục các nỗ lực cải cách hành chính, đảm bảo rằng các chính sách hỗ trợ đến đúng đối tượng và kịp thời.
Áp lực canh tác tăng năng suất khiến Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ suy thoái đất
Trong thực tế canh tác người dân vẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, làm ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng lúa, gây suy thoái đất đai, ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông nghiệp. Tại các vùng đất trồng lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, áp lực thâm canh tăng vụ dẫn đến sử dụng phân bón không hợp lý, làm cho chất lượng đất giảm, qua thời gian để duy trì năng suất người dân buộc phải tăng lượng phân bón trên đồng ruộng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Thể hiện vai trò trách nhiệm xã hội góp phần nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp
Các chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Việc doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội cũng đã góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong lòng người tiêu dùng.
Cơ hội để doanh nhân Việt Nam phát triển, hội nhập quốc tế
Đội ngũ doanh nhân nước ta không ngừng phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Định vị thương hiệu quốc gia từ nền tảng thương hiệu doanh nghiệp
Các chuyên gia nhận định, thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của Thương hiệu quốc gia. Một quốc gia tập hợp được nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt, uy tín sẽ nâng được cao hình ảnh của quốc gia đó.
“Thiên hướng” xanh, sản xuất lúa, trung hoà hữu cơ là trung tâm của môi trường sinh thái
Tiếp cận với "con mương" nông nghiệp, sản xuất lúa, trung hoà hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu, là yêu cầu bắt buộc trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu, hội nhập quốc tế.
Hàng Việt ngày càng tạo vị thế nhờ chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi phong cách mua sắm, không còn tâm lý sính hàng ngoại khi hàng Việt ngày càng có chất lượng, giá cả ổn định, mẫu mã phong phú, đa dạng.
Thăng Long-Hà Nội: Từ lịch sử hào hùng đến tương lai thịnh vượng
Hà Nội là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi và những trang sử hào hùng của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, mảnh đất kinh kỳ “ngàn năm văn hiến” đã luôn giữ vững tinh thần kiên cường, bất khuất, xứng danh là “Thủ đô anh hùng". Ngày nay, không chỉ kế thừa những di sản quý báu, Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của đất nước, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của dân tộc.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững
Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể, tối ưu hóa việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thanh Hóa: Nhân rộng vùng sản xuất nông nghiệp an toàn
Để nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực phát triển và duy trì nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm có trên 1.000 điểm sạt lở, làm mất khoảng 600 - 800ha đất
Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho biết tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và sụt lún đất ở ĐBSCL đang ở mức báo động. Mỗi năm, toàn vùng mất khoảng 600 - 800ha đất và vị trí sạt lở đã hơn 1.000 điểm, khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
Tại Hội thảo "Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng", ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm. Thành công này nhờ các chính sách về phát triển lâm nghiệp của Chính phủ như việc đóng cửa rừng tự nhiên, trồng rừng, bảo vệ, phát triển rừng và sự hỗ trợ của quốc tế trong lâm nghiệp.
Nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo: Cần phải đảm bảo an toàn trước thiên tai
Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực bị bão, lụt, theo báo cáo của 13 địa phương thuộc diện tham gia thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung - toàn chương trình đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 23.040/23.797 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt, đạt tỷ lệ 96,82%.
Xây dựng hành lang pháp lý, chính sách ưu đãi để phát triển các loại hình KCN, khu kinh tế mới
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ mục tiêu thể chế hóa các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về thủ tục hành chính, thuế, đất đai; xây dựng mô hình mới thẩm quyền được phân cấp mạnh mẽ hơn cho các ban quản khu công nghiệp, khu kinh tế; quy hoạch, bố trí đất đai, nguồn lực kèm theo, để “có chính sách hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư”.