Quan điểm mới "cởi trói" cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
Tư duy soạn thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là mang tính "đột phá" so với Luật số 69/2014/QH13 trước đây. Theo đó, nhiều quan điểm mới mang tính “cởi trói” cho doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, được kỳ vọng tạo động lực thúc đẩy hiệu quả đầu tư và tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Quản lý hiệu quả nguồn nước là điều tiên quyết để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, để giảm phát thải trong canh tác lúa thì điều kiện tiên quyết là phải quản lý hiệu quả nguồn nước tưới và tiêu. Muốn vậy thì phải đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo cung ứng đủ nước và tiêu thoát nước kịp thời.
Cần những đột phá từ chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái
Định hướng phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đang là xu thế tất yếu, tuy nhiên để phát triển bền vững và trở thành giá trị cốt lõi, định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đòi các cấp quản lý phải có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới.
Nhiều loại trái cây tiếp cận thị trường lớn, rau quả Việt Nam kỳ vọng tạo kỷ lục 7 tỷ USD xuất khẩu
Ngày càng có nhiều trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch ra các thị trường quốc tế. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả sẽ còn tiếp tục tăng nhờ vào việc các sản phẩm, thị trường xuất khẩu đang ngày càng mở rộng kỳ vọng sẽ vươn tới kim ngạch kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2024.
Canh tác lúa theo hướng "thuận thiên", ĐBSCL sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm
Các chuyên gia nhận định: Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên toàn bộ diện tích 1,9 triệu ha lúa của vùng ĐBSCL đến năm 2030, sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm. Việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng.
Thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam góp phần phát triển bền vững đất nước
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, cần chú trọng, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật cùng kỹ năng kinh doanh, năng lực sáng tạo, phát huy nguồn vốn văn hóa và quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang giá trị văn hóa và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ASEAN
Thị trường ASEAN những năm qua luôn và có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điều này phù hợp với nỗ lực tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường đảm bảo mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của các Bộ, ngành, cơ quan thương vụ cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế tuần hoàn giúp nhận diện và đánh giá các mô hình sản xuất nông nghiệp
Việc xây dựng bộ khung tiêu chí để đánh giá nông nghiệp tuần hoàn cần đảm bảo các yêu cầu: Thống nhất với khung lý thuyết kinh tế tuần hoàn chung; phù hợp với các hệ thống sản xuất nông nghiệp, có thể đánh giá và đo lường được cho các hoạt động nông nghiệp chính của lãnh thổ và phải đảm bảo các tiêu chí chung của kinh tế tuần hoàn.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Hội thảo "Thực trạng CĐS trong các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" đã được diễn ra vào ngày 28/8/2024 tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhà máy thông minh chuyển đổi công nghệ xanh
Xây dựng nhà máy thông minh là xu hướng phát triển hiện nay. Trong đó, việc sử dụng AI trong nhà máy thông minh là không thể thiếu, thực tế mô hình này đã tối ưu hóa sản xuất, tăng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đối mặt với nhiều thách thức, do vậy cần có những chính sách hỗ trợ.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu
Để xây dựng bền vững “trụ đỡ” của nền kinh tế, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chú trọng tăng trưởng xanh.
Tìm giải pháp tiếp cận tài chính và thị trường tín chỉ carbon cho ngành lúa gạo Việt Nam
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, cũng như tìm hiểu các nhu cầu, phương thức hình thành thị trường tín chỉ carbon cho ngành lúa gạo còn rất mới mẻ và nhiều khó khăn thách thức.
Dân vận khéo – “Chìa khoá” giúp xã Mường Nọc về đích nông thôn mới
Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn xã Mường Nọc (huyện Quế Phong) được triển khai tích cực, tạo sự lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhờ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, điển hình hiệu quả, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: “Nền móng” để phát triển bền vững
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo đã không ngừng phát triển những yếu tố cốt lõi là năng lực lãnh đạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển đội ngũ và nguồn lực.