Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: “Nền móng” để phát triển bền vững
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo đã không ngừng phát triển những yếu tố cốt lõi là năng lực lãnh đạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển đội ngũ và nguồn lực.
Cần nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái
Hiện đã có một số Khu công nghiệp truyền thống tiên phong chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái, thu hút nhiều Tập đoàn lớn đến đầu tư và hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế đất nước xanh, bền vững. Tuy vậy rất cần nhiều cơ chế, chính sách hơn nữa để thúc đẩy các Khu công nghiệp sinh thái thực sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước bền vững.
Làng nghề truyền thống cần năng động, tự bứt phá để tìm hướng đi phù hợp
Để các làng nghề thủ công mỹ nghệ có thể tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường rất cần giải pháp đồng bộ, cần một chiến lược dài hơi và quan trọng hơn cả, các làng nghề cần năng động, tự bứt phá để tìm hướng đi phù hợp với xu hướng thị trường.
Thị trường tín chỉ carbon: Từ khung pháp lý, cách vận hành và nhân lực cần được chuẩn bị ngay từ bây giờ
Các chuyên gia nhận định: Việt Nam cần sớm hình thành thị trường tín chỉ carbon vì khi có thị trường này, các doanh nghiệp đã trả phí carbon tại Việt Nam nếu xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu sẽ được khấu trừ. Nếu thị trường tín chỉ carbon vận hành muộn, các doanh nghiệp sẽ bị thiệt. Bên cạnh các vấn đề về khung pháp lý và cách vận hành thị trường tín chỉ carbon, nhân lực trong ngành này cũng sẽ là vấn đề cần được chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Vài suy nghĩ về việc khả năng bia Tư Lương (Gia Lai) ghi sai tên vua Chăm!
Bia Tư Lương được giáo sư Arlo Griffiths - Viện Viễn Đông Bác Cổ giải mã. Ngày 4/10/2019, bản dịch bia ký Tư Lương được công bố chính thức, các phương tiện truyền thông đưa tin rầm rộ về sự kiện đặc biệt này.
Đề xuất dùng chỉ số cơ giới hóa đánh giá giảm phát thải trong sản xuất lương thực
PGS. TS Kha Chấn Tuyền, Đại học Nông Lâm TP.HCM cho rằng, việc áp dụng cơ giới hóa là một trong những giải pháp để giảm hiệu quả phát thải. Mặc dù mỗi lĩnh vực sản xuất việc ứng dụng cơ giới hóa khác nhau. Tuy nhiên đây là một trong những tiêu chí dễ định lượng có thể mang tính đại diện.
Cây thị sử tích hơn 700 năm tuổi được công nhận là cây di sản
Cây Thị cổ thụ hơn 700 năm tuổi tại xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) gắn liền với truyền thuyết cứu vua Lê Lợi chống giặc Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cây thị này đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
EuroCham mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi xanh cho nền kinh tế
EuroCham khuyến nghị Việt Nam kiên trì phát triển các khung pháp lý, gia tăng nguồn lực xã hội trong triển khai hành động thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh; EuroCham mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong những nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi xanh cho nền kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, giao thông xanh, tài chính xanh...
Một triệu ha lúa chất lượng cao: Gạo giảm phát thải chưa có đơn hàng nào được đối tác đặt mua
Cần Thơ là địa phương đầu tiên tham gia thực hiện thí điểm Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đề án). Đề án thí điểm 50ha đã thu hoạch, tuy nhiên, đến nay gạo "giảm phát thải" vẫn còn nằm trong kho doanh nghiệp và chưa có đầu ra.
Phòng vệ thương mại thêm "lá chắn" cho hàng hóa trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu
Để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật và cam kết quốc tế, ngành công thương đang tập trung triển khai Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” nhằm bảo vệ hàng hoá trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu.
Cơ hội để xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới khi vượt kim ngạch 5 tỷ USD
Trong 7 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu gạo được trên 5,1 triệu tấn, với kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể cán mốc khoảng 8 triệu tấn, thu về hơn 5 tỷ USD - mức kỷ lục mới của ngành.
TP.HCM 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế xanh bứt phá, tiềm năng phát triển bền vững
TP.HCM đang chứng kiến những dấu hiệu khả quan về tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024, với GRDP ước tăng 6,46% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra những thách thức và rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi sự điều chỉnh chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Nỗ lực xây dựng những vùng chăn nuôi an toàn gia tăng thị phần xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu nửa đầu năm 2024 đạt 240 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, chiếm phần lớn là các sản phẩm thịt chế biến, tiếp đến là thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa tương xứng với khả năng sản xuất trong nước bởi sản phẩm chăn nuôi thời kỳ hội nhập đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật rất nghiêm ngặt.
Vùng Đồng bằng sông Hồng khẳng định vai trò vùng động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng trong 7 tháng qua đạt 7,21%, cao hơn bình quân chung của cả nước; đứng thứ 3/6 vùng kinh tế của cả nước và gấp 1,3 lần Vùng Đông Nam Bộ. Với những kết quả nổi bật, Đồng bằng sông Hồng khẳng định vai trò vùng động lực, định hướng cho tăng trưởng nền kinh tế cả nước.