Bắc Quang cánh cửa kết nối Hà Giang với miền xuôi

Bắc Quang, đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, phía tây giáp với huyện Quang Bình và phía bắc giáp với huyện Vị Xuyên cùng tỉnh Hà Giang.
b-1678857797.jpg
Một góc hồ Quang Minh điểm du lịch của Bắc Quang

Địa hình phần lớn là đồi núi đá vôi xen kẽ với những dải đồng bằng. Có sông Lô và sông Con chảy qua. Huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang nói chung có thể chia thành 3 dạng địa hình chính.

Năm 1891, Bắc Quang được tách ra từ tỉnh Tuyên Quang cũ để sát nhập với Hà Giang thành tỉnh Hà Giang. Ngày 18/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định số 136/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Bắc Quang.

Theo đó, tách các xã Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên của Bắc Quang để sáp nhập vào huyện Xín Mần; tách các xã Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Xuân Minh để sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì; tách các xã Thượng Sơn, Quảng Ngần, Trung Thành, Bạch Ngọc, Việt Lâm và thị trấn nông trường Việt Lâm để sáp nhập vào huyện Vị Xuyên. Năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên thì Bắc Quang trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, tỉnh Hà Giang tái lập, Bắc Quang trở thành huyện của tỉnh Hà Giang.

Năm 2003, một số xã của Bắc Quang được tách ra sáp nhập vào huyện mới Quang Bình. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 xã và 2 thị trấn. Trên địa bàn huyện có 2 quốc lộ là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây nam của Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc Việt Nam

- Địa hình núi cao trung bình: tập trung nhiều ở xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 m đến 1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica.

- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố ở tất cả các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông lô, sông con và suối sảo. Đìa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22,5 đến 230C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 - 5.000 mm/năm. Đặc điểm này rất thuận lợi cho việc trồng rừng và cây ăn quả.

thac-thuy-bac-quang-ha-giang-kynghidongduongvn-1678859178.jpg
Thác Thúy điểm du lịch tương lại của Bắc Quang

Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tài nguyên rừng, thảm thực vật Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 85.200 ha, chiếm 78% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất 57.694,73 ha chiếm 72,93%, chủ yếu là rừng trồng cây lâm nghiệp như nguyên liệu giấy, rừng phòng hộ 21.410,2 ha, chiếm 27% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

- Nhóm đất phù xa (Fluvíols) chiếm 4 % tổng diện tích tự nhiên, Lân và kali tổng số trung bình rễ tiêu ở mức nghèo, đây là loại đất phù hợp với loại cây trồng ngắn ngày đặc biệt là cây lương thực. - Nhóm Gley: có diện tích chiếm khoảng 2,4 % địa hình thấp trũng, đất có phản ứng chua, khó thoát nước, nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình ôxy hoá.

- Nhóm than bùn: nhóm: Nhóm đất này có diện tích (36 ha) tập trung tại xã Vô Điếm.có hàm lượng mùn, đạm, và lân tổng số rất cao. - Nhóm đất xám: Diện tích đất này chiếm tỷ lệ cao 90,8% phân bổ khắp trên địa bàn toàn huyện. Nhóm đất đỏ: chiếm 0,3% chủ yếu ở xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Liên Hiệp.

Đất đai ở Bắc Quang rất màu mỡ, thích hợp trồng cây nguyên liệu giấy, chè, cây dược liệu, cây ăn quả (diện tích cam ở Bắc Quang chiếm khoảng 75% diện tích trồng cam của tỉnh Hà Giang), lúa chất lượng cao, cao su, lạc, đậu tương, sắn và chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê… 100% xã ở Bắc Quang có đường ô tô đến trung tâm; 95% thôn bản có đường ô tô; 95% hộ gia đình sử dụng điện lưới; 100% địa bàn xã có chợ, trên địa bàn có hơn 50 km đường Quốc lộ 2 chạy qua.

637685508337723907-1678859260.jpg
Cam Sành đặc sản của huyện Bắc Quang

Bắc Quang là nơi sinh sống của 19 dân tộc chung sống, trong đó, người Tày chiếm 50%, người Kinh 25%, còn lại là các dân tộc Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Thái, Mường…

Bắc Quang có những thắng cảnh như thác Thuý, hồ Quang Minh, ngoài ra Bắc Quang còn có di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con (được xếp hạng quốc gia năm 1996) làng văn hóa dân tộc Dao ở thôn Nậm An, xã Tân Thành và thôn Thanh Sơn - Tân Sơn thị trấn Việt Quang; khu du lịch văn hoá cộng đồng thôn Khiềm xã Quang Minh; suối nước nóng xã Tân LậpTài nguyên rừng, thảm thực vật

Hệ thống giao thông của Bắc Quang khá hoàn thiện với cả hai loại hình đường bộ và đường thuỷ. Với hơn 50 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện nên đã tạo điều kiện rất lớn cho thông thương và phát triển kinh tế của huyện, các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm. Về thông tin liên lạc, hiện tại 100% xã được phủ sóng mạng di động và có điểm Bưu điện văn hoá xã.

Nền kinh tế của huyện được đánh giá là năng động và phát triển nhất trong các huyện ở Hà Giang với nhiều tiềm năng và lợi thế mạnh. Về công nghiệp: chủ yếu là xây dựng, ước tính chiếm khoảng 31% kim ngạch đạt doanh thu 333 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó Nông lâm nghiệp, thuỷ sản cũng đạt 365 tỷ đồng/năm, ước tính chiếm 34,0 % tỷ trọng kinh tế. Ngoài ra, Bắc Quang rất có thế mạnh trong thương mại - dịch vụ, du lịch với đó hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ rất tiện nghi phục vụ tốt nhu cầu tham quan ăn nghỉ của du khách./.