Xuất khẩu rau quả Việt Nam cần những bước chuyển mới để bứt tốc xuất khẩu 8 tỷ USD năm 2025

Để đạt được mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD vào năm 2025, ngành rau quả Việt Nam sẽ cần phát huy tối đa các tiềm năng từ việc chế biến sâu, tăng cường giám sát chất lượng và mở rộng thị trường. Đây là thời điểm then chốt để các doanh nghiệp và cơ quan chức năng cùng nhau nỗ lực xây dựng một ngành rau quả phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thế giới.
xuat-khau-rau-qua-1-1738333842.jpg
Để đạt được mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD vào năm 2025, ngành rau quả Việt Nam sẽ cần phát huy tối đa các tiềm năng từ việc chế biến sâu, tăng cường giám sát chất lượng và mở rộng thị trường.(Ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả trong năm 2025. Để hoàn thành được mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD năm nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, bên cạnh khắc phục những điểm yếu về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, cần tìm kiếm những công nghệ sau thu hoạch tốt nhất nhằm giảm bớt thiệt hại, hạ giá thành sản phẩm.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416,528 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024. Dù vậy, ngành này vẫn ghi nhận xuất siêu khoảng 131,998 triệu USD, phản ánh một mặt tích cực trong bức tranh xuất khẩu chung. Tuy nhiên, trước những biến động trong xu hướng tiêu dùng toàn cầu, ngành rau quả Việt Nam sẽ cần nỗ lực lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), người tiêu dùng tại các thị trường lớn hiện nay đang ngày càng ưu tiên các sản phẩm rau quả hữu cơ và chế biến sâu. Dòng sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu về sức khỏe mà còn tạo ra cơ hội lớn cho ngành rau quả. Thị trường rau quả hữu cơ, theo dự báo, sẽ đạt giá trị 11,92 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) lên tới 5,9%. Đây là một xu hướng đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các hoạt động nông nghiệp bền vững và sự đổi mới trong ứng dụng khoa học công nghệ.

Đối với các sản phẩm chế biến, đặc biệt là trái cây sấy khô, thị trường toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 16,55 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 5,6%. Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2025-2030. Tại các quốc gia đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ, nhu cầu đối với các sản phẩm này cũng đang tăng mạnh.

xuat-khau-rau-qua-5-1738333830.jpg
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), người tiêu dùng tại các thị trường lớn hiện nay đang ngày càng ưu tiên các sản phẩm rau quả hữu cơ và chế biến sâu. (Ảnh minh họa)

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản lượng rau quả tươi của Việt Nam rất lớn, nhưng tỷ lệ chế biến sâu vẫn còn thấp. Đây là một trong những yếu tố hạn chế việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, nơi nhu cầu về sản phẩm chế biến rất cao.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 7,12 tỷ USD năm 2024, sản phẩm chế biến chỉ chiếm hơn 1 tỷ USD. Điều này cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc phát triển sản phẩm chế biến sâu.

Để đạt được mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD vào năm 2025, ngành rau quả Việt Nam sẽ cần phát huy tối đa các tiềm năng từ việc chế biến sâu, tăng cường giám sát chất lượng và mở rộng thị trường. Đây là thời điểm then chốt để các doanh nghiệp và cơ quan chức năng cùng nhau nỗ lực xây dựng một ngành rau quả phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thế giới.

xuat-khau-rau-qua-4-1738333919.jpg
Rau củ quả Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế tại nhiều thị trường khó tính.(Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề xuất: “Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho ngành rau, quả tiếp tục phát triển và phát triển mạnh hơn. Thứ hai là đẩy mạnh đàm phán để nhiều mặt hàng rau, quả khác của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn, truyền thống và thúc đẩy mở rộng thêm thị trường mới cho rau, quả.

Thứ ba là tiếp tục hỗ trợ người sản xuất xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số để tăng năng lực xuất khẩu của ngành rau, quả Việt Nam. Thứ tư là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia đối với các loại rau, quả xuất khẩu chủ lực”./.

Theo khảo sát ngành công nghiệp hữu cơ do Hiệp hội Thương mại hữu cơ tại Mỹ công bố, doanh số bán thực phẩm hữu cơ tại Mỹ vào năm 2022 tăng 4,3% so với năm 2021 nhờ tác động có lợi cho sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Còn theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, năm 2022, số lượng nhà hàng và cơ sở dịch vụ sử dụng thực phẩm hữu cơ tăng đã thúc đẩy thị trường canh tác rau củ hữu cơ.

Với rau quả chế biến, riêng trái cây sấy khô quy mô thị trường toàn cầu ước tính sẽ đạt 16,55 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ hằng năm là 5,6% trong giai đoạn 2025-2030. Sự ra đời của các sản phẩm sáng tạo cùng với sức mua ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu về trái cây sấy khô trên toàn thế giới. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm nhanh nhất trong giai đoạn 2025-2030.

Nhu cầu về các sản phẩm này cũng ngày càng tăng ở các quốc gia đông dân như Trung Quốc và Ấn Ðộ. Hiện châu Âu dẫn đầu ngành trái cây sấy khô toàn cầu với thị phần doanh thu là 29,5% trong năm 2024. Người tiêu dùng các quốc gia như Ðức, Anh và Pháp tăng lựa chọn hình thức ăn nhẹ mang đi sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của phân khúc trái cây sấy khô.

Bình Châu