Kinh tế
Thị trường bất động sản: Chung cư tăng giá, cung chưa bắt kịp cầu
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán nhưng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục duy trì sự sôi động tại nhiều phân khúc. Đáng chú ý, giá nhà ở tăng mạnh khiến giấc mơ an cư của nhiều người trẻ tại các thành phố lớn khó thực hiện.
Không để kinh tế Việt Nam lỡ nhịp phục hồi với thế giới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, trường hợp không thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 của nước ta có thể chỉ đạt 5,4%/năm.
Busan (Hàn Quốc) trở thành trung tâm của “nền kinh tế kỹ thuật số”
Một “tháp kiểm soát” đã được dựng nên ở Busan để giám sát “nền kinh tế kỹ thuật số” đang trở thành xu hướng toàn cầu những ngày này.
Tiền Giang có trên 80% doanh nghiệp khôi phục sản xuất
Tiền Giang hiện có gần 180 doanh nghiệp hoạt động trong các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút trên 108.000 lao động.
Hàn Quốc: Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động hàng không và du lịch
Do lo ngại sự lây nhiễm của biến thể mới Omicron, các hãng hàng không Hàn Quốc đã đồng loạt hoãn hoặc thu hẹp quy mô khai thác đường bay quốc tế.
Pháp vẫn duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2022
Phát biểu trên kênh RTL hôm thứ ba 4/1, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Bruno Le Maire tuyên bố Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp có thể tăng trưởng 4% trong năm 2022 như dự kiến, bất chấp làn sóng dịch COVID-19 mới ập đến nước này. Hiện Bộ Kinh tế cũng đang điều chỉnh các số liệu tăng trưởng cho năm 2021 vì đạt được những kết quả khả quan hơn dự kiến.
Hoàn thành nhanh các dự án truyền tải điện phía Nam
Năm 2021 vừa qua là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế cả nước nói chung và đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam khi phải hứng chịu sự ảnh hưởng của làn sóng đại dịch COVID-19 hoành hành.
CH Czech đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2022
Theo Hãng thông tấn Czech (CTK), trong thông điệp năm mới 2022, Thủ tướng CH Czech (Séc) Petr Fiala đã chỉ rõ những thách thức cũng như cơ hội của quốc gia Trung Âu trong năm 2022.
Tiền Giang: Tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế năm 2022
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng, năm 2022, địa phương đầu tư trên 3.940 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước; trong đó, vốn ngân sách địa phương trên 2.870 tỷ đồng. Còn lại là vốn ngân sách Trung ương để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh trong điều kiện bình thường mới.
84% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trong năm 2022
Theo kết quả khảo sát của hãng Kyodo công bố ngày 2/1, khoảng 84% số công ty lớn tham gia khảo sát kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai châu Á sẽ tăng trưởng trong năm 2022, nhờ vào sự phục hồi tiêu dùng cá nhân trong bối cảnh tốc độ lây lan của dịch COVID-19 sẽ giảm bớt.
Thưởng Tết: Chuyện về sự thấu hiểu và sẻ chia
Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang tới thật gần và người lao động mong lương, đợi thưởng hơn khi nào hết; nhất là trong bối cảnh eo hẹp kinh tế phải thắt chặt chi tiêu trước những ảnh hưởng tàn khốc của dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua.
Tuyên Quang: Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững
Tuyên Quang hiện đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về độ che phủ của rừng, với tỷ lệ che phủ trên 65%. Để phát huy thế mạnh, Tuyên Quang đã và đang thực hiện nhiều chính sách, cơ chế phù hợp, góp phần đưa kinh tế lâm nghiệp phát triển nhanh và giúp nâng cao đời sống của người trồng rừng.
Phát triển kinh tế cần phát huy Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Năm 2021, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp hiệu quả trong nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 khả năng và triển vọng
Các chuyên gia kinh tế đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022 đều nhấn mạnh đến động lực tăng trưởng từ những ngành nghề đang được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19 như kinh tế số, đổi mới sáng tạo.
Năm 2022: Tiền Giang thích ứng để khôi phục sản xuất
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang, năm 2022, cụ thể hóa phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Tiền Giang hướng đến nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định cuộc sống nhân dân.
Tranh thủ nắm bắt các cơ hội phát triển mới
Bước sang năm 2022, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam có thể tiếp tục đối diện với sự gia tăng áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn chế về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở và sự mất cân đối nguồn cung khi nhu cầu về hỗ trợ y tế, an sinh xã hội là rất lớn.
Vàng có tạo nên sức hút trong năm 2022?
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng vẫn còn khi tin rằng vàng giúp chống lạm phát và biến động tiền tệ, giúp nhà đầu tư an tâm về lâu dài. Đặc biệt, nếu biến thể Omicron cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng như các biến thể trước đó, giới đầu tư có thể sẽ một lần nữa tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Mỹ ghi nhận số liệu kinh tế tích cực
Bộ Lao động Mỹ ngày 30/12 công bố các số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp hiện là 4,2%, mức thấp nhất trong 21 tháng qua, khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã tiếp tục giảm trong tuần kết thúc vào ngày 25/12.
Đại dịch COVID-19 làm thay đổi hình thái việc làm tại Mỹ
Đại dịch COVID-19 đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho thị trường việc làm của Mỹ. Sau nhiều thập niên phụ thuộc vào các công việc dịch vụ được trả lương thấp nhưng mang lại ít quyền lợi, dịch COVID-19 đã buộc chính phủ phải quan tâm đến người lao động.