dược liệu
Đưa sản phẩm du lịch sức khỏe lên sàn thương mại điện tử
Dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam, nhưng nhiều sản phẩm trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu tính kết nối, do đó cần có một nền tảng trực tiếp gắn kết đơn vị cung ứng dịch vụ với các công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch nhằm mang những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến với du khách.
Thanh Hóa tìm giải pháp để cây dược liệu phát triển tương xứng với tiềm năng
Thanh Hóa là địa phương có địa hình kết hợp giữa đồi núi và đồng bằng, giữa trung du và ven biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng dược liệu, tạo kế sinh nhai cho người dân. Tuy nhiên, đến nay tiềm năng ấy vẫn còn “bỏ ngỏ”.
Công dụng của cây dược liệu quanh ta hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Trong lá trầu có chứa lượng tinh dầu tới 2,4%. Trong đó chủ yếu là các hoạt chất chống viêm khớp, giúp phục hồi các hư tổn khớp đồng thời có tác dụng giảm đau thần kinh. Những hoạt chất có thể kể đến như: Eugenol, estragol, chavicol, chavibetol,... giúp cân bằng lại lượng acid uric trong cơ thể, tăng đào thải các tinh thể urat ra khỏi cơ thể. Qua đó hỗ trợ điều trị bệnh gout (gút).
Kon Tum: Phát triển dược liệu giúp người dân vùng cao Tu Mơ Rông thoát nghèo
Huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với nhiều loại dược liệu quý, trong đó có một số dược liệu mang tính đặc hữu vùng có khả năng phát triển và mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Cần đầu tư đồng bộ để dược liệu Việt Nam cạnh tranh với thị trường toàn cầu
Một trong những lý do dược liệu Việt Nam mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng doanh thu thị trường dược liệu toàn cầu là phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Chuyện về người Giám đốc xây dựng vùng dược liệu trên đất Sa Pa
Sau gần 5 thập kỷ mải miết một con đường, Traphaco đã trở thành đơn vị bào chế đông dược hàng đầu Việt Nam. Thành công của Traphaco được xem như mô hình kinh điển trong thế giới của những người làm dược liệu Việt Nam. Thành công này đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng nhất đó là sự hội tụ đầy đủ của một dàn lãnh đạo nhiệt huyết, tài năng, sáng tạo, tận tâm tận lực với công việc và tràn đầy niềm tin.
Hành trình chinh phục giải thưởng Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực của người phụ nữ “đất lũy thép”
Vốn là người làm “việc nhà nước” ổn định, nhiều năm về trước, bà Lê Hồng Nhạn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) không may mắc bệnh và phải điều trị thời gian dài, rất khó khăn và mệt mỏi. Những đêm trằn trọc không ngủ được, bà trăn trở rất nhiều, muốn tìm hướng đi mới. Thế rồi, bà quyết định nghỉ việc, dành trọn thời gian tìm hiểu, khởi nghiệp với cây thảo dược cà gai leo trên vùng đất gò đồi đầy nắng gió Cam Lộ - Quảng Trị. Và đây cũng là điểm xuất phát của Hành trình chinh phục giải thưởng Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực của người phụ nữ “đất lũy thép”.
Phát huy lợi thế tham gia thị trường dược liệu toàn cầu
Với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng cùng nhiều loại cây thuốc đặc hữu, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, Việt Nam đã tham gia thị trường cung cấp dược liệu toàn cầu với các dược liệu có thế mạnh như quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng...
Mở rộng không gian phát triển cây dược liệu ở Ba Vì
Vùng núi Ba Vì (Hà Nội) được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều loại thảo dược tự nhiên quý báu. Cộng động người Dao trên địa bàn xã Ba Vì (huyện Ba Vì) đang lưu giữ những bài thuốc sử dụng thảo dược chữa bệnh hiệu quả, có trên 60 bài thuốc được Bộ Y tế công nhận.
Xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc phải đăng ký
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa vừa có Công văn về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược liệu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu dược liệu sang thị trường này.
Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý trà hoa vàng miền Tây Nghệ An
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quế Phong tổ chức Hội thảo “Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý trà hoa vàng miền Tây Nghệ An” nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm cũng như chỉ dẫn những thông tin cần thiết về nguồn gốc cho khách hàng.
Huyện Quế Phong-Nghệ An: Hiệu quả "kép" từ mô hình trồng các loại cây dược liệu, đặc sản gắn với bảo vệ rừng
Quế Phong là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Đặc biệt thiên nhiên đã ban tặng cho những khu rừng nơi đây nhiều loài cây đặc sản, dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế hàng hóa cao như: cây Lùng, Chè hoa vàng, Bon bo và Mét. Việc nhân rộng mô hình trồng các loại cây này gắn với việc bảo vệ rừng đang mang lại những kết quả hết sức “bất ngờ”.
Đam mê bảo tồn cây thuốc nam
Nguyễn Đình Cảnh trong một lần đi tìm cây thuốc ở dãy núi Ngọc Linh
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho hệ thực vật phát triển đa dạng, tốt tươi, phong phú. Trong đó có...
Nghệ An: Khởi động Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng"
Ngày hôm qua (21/7), Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học đã tiến hành phối hợp với UBND huyện Tương Dương đã tổ chức hội nghị khởi động dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng”. Đây là dự án nhằm tăng thu nhập cho người dân sống trong vùng đệm và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.
Cây dược liệu cà gai leo - hướng phát triển kinh tế mới ở "xã 135"
Với đặc điểm dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, phát triển quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây cà gai leo đang được nhiều hộ dân ở xã khó khăn Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lựa chọn là cây trồng chính để phát triển kinh tế. Nhờ trồng cây dược liệu cà gai leo, nhiều hộ dân ở xã Hợp Hòa đã có cuộc sống ấm no, ổn định hơn, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Trồng dược liệu dưới các tấm năng lượng mặt trời
Phân tích mới đây cho thấy, việc trồng cây dưới các tấm năng lượng mặt trời có thể thúc đẩy đáng kể sản xuất năng lượng, đồng thời tối đa hóa năng suất đất.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các vùng trồng dược liệu đạt chuẩn
Vài năm gần đây, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với người nông dân tạo ra các vùng trồng dược liệu sạch theo chuẩn Quốc tế GACP-WHO (Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới).