Cây trầu không là loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến ngày nay. Mặc dù vậy, ít người biết đến công dụng của lá trầu không trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Tìm hiểu về bệnh gout
Gout (gút) là một dạng của viêm khớp, xảy ra khi có nhiều acid uric trong máu, tạo thành tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại các khớp xương, gây sưng đỏ, đau giữ dội tại các khớp trên cơ thể như: ngón tay, khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, mắt cá chân.
Cùng sự phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, sự thay đổi thói quen ăn uống, dinh dưỡng và sinh hoạt làm cho người mắc bệnh gout ngày càng có xu hướng tăng và tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hơn.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, ở Việt Nam, do lạm dụng bia rượu quá mức và chế độ ăn uống thừa chất đạm quá nhiều, cùng với đó là thói quen sinh hoạt ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gout.
Acid uric là nhân purin có trong DNA và RNA bị phân hủy sinh lý. Sau khi hình thành, acid đi vào máu rồi đến thận sẽ được lọc bỏ, đào thải ra khỏi cơ thể. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, thận không kịp lọc để đào thải dẫn đến acid tích tụ thành tinh thể urat trong các mô, nhất là trong các khớp xương. Tích lũy càng nhiều càng khiến các khớp xương viêm nhiễm, đau nhức khó chịu, từ đó gây lên bệnh gút.
Ngoài ra bệnh gout có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm cho hàm lượng acid uric tăng và hông được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.
Các tác nhân làm tăng khả năng mắc bệnh gút:
-
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật.
-
Mắc các bệnh lý về thận (viêm cầu thận, suy thận,...) làm giảm chức năng đào thải của thận khiến cơ thể tích tụ acid uric ngày càng tăng. Ngoài ra còn mắc bệnh lý về tim mạch như bạch cầu cấp, huyết áp cao, tim bẩm sinh,…
-
Sử dụng chất kích thích và uống bia rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh gút.
-
Sử dụng một số thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị các bệnh ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,…
-
Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh gút. Tuổi tác và giới tính cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh gout. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ và thường ở độ tuổi 30 - 60.
-
Thừa cân, mắc bệnh béo phì.
Các triệu chứng bệnh gout
-
Xuất hiện cơn đau dữ dội, khó chịu, nhất là vào ban đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
-
Tại các vị trí khớp có dấu hiệu sưng đỏ, viêm, cảm giác nóng quanh khớp, chạm vào rất đau nhức.
-
Khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế.
-
Các cơn đau thường kéo dài trong vòng từ 5 - 7 ngày sau đó giảm dần. khi hết con đau thì khớp hoạt động trở lại bình thường.
-
Sốt nhẹ, ớn lạnh, kém ăn, sức khỏe kém hơn.
Chữa gút bằng lá trầu không
Trong lá trầu có chứa các chất như Chavicol, Eugenol có công dụng chống viêm, phục hồi tổn thương và giảm đau hiệu quả. Chính vì thế mà lá trầu được chọn làm bài thuốc nam để cải thiện tình trạng viêm khớp do gút gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá trầu không và 1 quả dừa xiêm.
- Rửa sạch lá trầu, ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi thái nhuyễn.
- Cắt một phần đầu dừa để có 1 cái lỗ nhét lá trầu vào trong, bọc kín lại trong tầm 30 phút.
- Uống nước dừa trước khi ăn sáng 1 tiếng.
Chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Lá tía tô không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh. Cây tía tô là vị thảo dược dân gian thường được dùng để trị cảm, sốt rất hiệu quả.
Các nghiên cứu về công dụng của lá tía tô cho thấy nó có khả năng ức chế các enzym xanthine oxidase. Đây là loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid uric gây bệnh gout. Do đó dùng lá tía tô là phương thuốc chữa bệnh gout rất hiệu quả và an toàn.
Lá tía tô có chứa các hoạt chất phenylpropanoid và perillaldehyde, có khả năng giúp giảm nồng độ axit trong máu, cải thiện vấn đề sưng viêm, kháng khuẩn và nhiễm trùng tại các khớp.
Để giảm các cơn đau do gút gây ra, người bệnh có thể thêm lá tía tô vào mỗi bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn sống, nấu cháo,... rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng như một bài thuốc nam bằng cách sau:
- Thuốc uống: Chuẩn bị khoảng 10 lá tía tô, rửa sạch rồi đun sôi 10 phút với 1 lít. Sau đó, lọc lấy nước để uống.
- Thuốc đắp: Xào một nắm lá tía tô cho nóng rồi cho vào một miếng vải, chườm lên vùng khớp bị đau. Chườm 3-4 lần/ngày.
Điều trị triệt để bệnh gout cần thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bị bệnh gút cần có lối sống khoa học và lành mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tái phát.
Các thói quen nên có ở bệnh nhân:
-
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, purin. Bổ sung chất xơ và uống nhiều nước (nên uống 3 lít/ ngày).
-
Bổ sung chất xơ phòng tránh bệnh
-
Không nên uống rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích khác.
-
Tập thể dùng hàng ngày, hạn chế và ngăn ngừa béo phì.
-
Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress, gắng sức,…
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ để có các phương pháp điều trị phù hợp.
Các thông tin trên chỉ nên coi như tài liệu tham khảo, người bệnh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, cần hạn chế tình trạng phụ thuộc vào các cách chữa dân gian. Để bệnh tình có tiến triển tốt, người bệnh nên phối hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu được bác sĩ chỉ định./.