Nhà ở xã hội và những thông tin người định mua cần biết

Với mức giá rẻ và chất lượng, nhà ở xã hội trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Đây là cơ hội sẽ giúp cho những người dân, người lao động thu nhập thấp có cơ hội mua nhà để yên tâm "an cư lạc nghiệp".

Tại nhiều đô thị lớn, nhà ở xã hội đã trở thành phân khúc “đắt khách” nhất do có mức giá rẻ và chất lượng khá ổn. Nhà ở xã hội cũng có nhiều ưu điểm như: Đây là phân khúc căn hộ chung cư rất phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập thấp do được Nhà nước trợ giá.

Nhà ở xã hội được trang bị hệ thống giáo dục, khu vui chơi và các tiện ích đầy đủ. Thời gian thi công của những dự án nhà ở xã hội thường tương đối nhanh chóng. Cư dân sớm được bàn giao nhà và ổn định cuộc sống. Bên cạnh những ưu điểm thì nhà ở xã hội vẫn tồn tại nhiều hạn chế, buộc người mua sẽ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên mua nhà ở xã hội hay không.

Dưới đây là những lưu ý khi bạn muốn mua nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thường nằm khá xa ở trung tâm. Vị trí giao thông sẽ thường không mấy được thuận tiện, chất lượng dịch vụ cũng không đảm bảo.

Tiện ích và nội thất tại nhà ở xã hội cũng sẽ không hiện đại và chất lượng như là nhà đất hay các căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp khác.

Ngoại trừ trường hợp là vay vốn để mua chính nhà ở xã hội thì người mua sẽ không thể thế chấp ngân hàng ngoại.

Nếu như muốn chuyển nhượng thì phải chuyển nhượng cho đúng đối tượng có đủ điều kiện.

Chỉ đối với những hộ gia đình nằm ở trong chính sách của nhà nước hay là thuộc diện hộ nghèo thì mới được phép mua nhà ở xã hội.

Thủ tục đối với mua nhà ở xã hội sẽ tương đối rắc rối và không cần nhiều loại hồ sơ phức tạp khác. Đặc biệt, là bạn sẽ không có quyền chuyển nhượng hay bán lại chênh lệch như là những căn hộ thương mại.

dji-0077-4799-1637128478-1685035096.jpg

Nhà ở xã hội có nhiều ưu điểm, nhưng không phải ai cũng được mua. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, để được thuê hoặc mua nhà xã hội từ những người thuộc diện kể trên thì còn phải bảo đảm các điều kiện: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình không sẽ không được vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội mà phải trả hàng tháng - đối với các căn hộ có diện tích tối đa là 70m² sàn và không được thấp hơn quá 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng - đối với diện tích của căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m² tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định.

Mặc dù, có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân về đầu người trong gia đình lại dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm bị hư hỏng, dột nát.

Người thuê hoặc mua nhà ở xã hội phải chưa từng có sở hữu nhà ở và chưa thuê, mua nhà ở thuộc sự sở hữu Nhà nước.

Phát triển nhà xã hội để người dân "an cư lạc nghiệp"

Nhà ở xã hội rất cần thiết, bảo đảm an cư cho người dân, góp phần cải thiện điều kiện sống của cư dân đô thị thu nhập thấp và trung bình thấp, đồng thời góp phần ổn định xã hội, tạo sự công bằng dân chủ trong đời sống người dân đô thị.

Nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân, ngày 3/4/2023, Chính phủ công bố Quyết định số 338/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Đây là cơ hội sẽ giúp cho những người dân, người lao động thu nhập thấp có cơ hội mua nhà để yên tâm "an cư lạc nghiệp".

Thực hiện chương trình phục hồi kinh tế theo các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã khởi công xây dựng được 34.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 7,8 triệu m2.

Theo thống kê hiện cả nước đang tiếp tục triển khai 401 dự án với tổng diện tích khoảng 22,7 triệu m2. Số lượng nhà ở xã hội hoàn thành giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và công nhân các khu công nghiệp được cải thiện, có chỗ ở ổn định.

Thi Nguyên (t/h)