Lạm phát và cạnh tranh tôm giá rẻ từ một số nước, Sao Ta ghi nhận doanh số giảm

Mới đây Công ty Thực phẩm Sao Ta (Sao Ta, HoSE: FMC) vừa công bố doanh số tiêu thụ chung trong 11, theo đó doanh số tiêu thụ chung đạt 19,43 triệu USD, chỉ trong vòng 1 tháng, doanh số tiêu thụ của Sao Ta đã sụt giảm 5.5 triệu USD.

Theo đó, sản xuất tôm thành phẩm 1.478 tấn. Cộng dồn 11 tháng bằng 91% so cùng kỳ năm trước.

Sản xuất nông sản thành phẩm 101 tấn. Cộng dồn 11 tháng bằng 183% so cùng kỳ năm trước.

Tiêu thụ tôm thành phẩm 1.116 tấn. Cộng dồn 11 tháng bằng 99,5 % so cùng kỳ năm trước.

Tiêu thụ nông sản thành phẩm 104 tấn. Cộng dồn 11 tháng bằng 117% so cùng kỳ năm trước.

Doanh số chung: 13,9 triệu USD. Cộng dồn 11 tháng bằng 215 triệu USD, bằng 108% so cùng kỳ năm trước.

Trong khi tháng 10, doanh số chung đạt 19,43 triệu USD, chỉ trong vòng 1 tháng, doanh số của Sao Ta đã sụt giảm 5.5 triệu USD.

Sao Ta nhận định về thị trường nhìn chung im ắng hơn năm trước. Nguyên nhân do lạm phát và cạnh tranh tôm giá rẻ từ một số nước.

Công ty cho biết, kế hoạch nuôi tôm cơ bản hoàn tất vụ II. Kết quả khá. Tập trung làm ao để qua Tết thả tôm giống. Mưa thất thường làm chậm nhịp độ.

sx-1669966738.jpg
Bên trong nhà máy của Sao Ta (Fimex VN)

Công ty cũng thông tin, hai tháng cuối năm sẽ là giai đoạn giảm mạnh doanh số xuất khẩu. Nguyên nhân do tình hình chung nêu trên, các kho hàng bên mua cơ bản đầy. Chuyện giao hàng cho gối đầu tiêu thụ năm 2023, phía khách hàng có e dè, chợ đợi kết quả tiêu thụ đợt Noel, năm mới tới. Tuy nhiên, các đơn hàng gối đầu, theo thông lệ vẫn diễn ra, tuy sản lượng không tăng trưởng như hàng năm. Với doanh số, Sao Ta sẽ nỗ lực chạm kế hoạch 230 triệu USD, chí ít cũng tăng trưởng 10% so năm 2022. Tuy nhiên, con số căn bản hơn là lợi nhuận.

Năm 2022, Sao Ta đặt kế hoạch doanh thu gần 5.290 triệu tỷ đồng, đến nay công ty đã đạt 85% kế hoạch doanh thu. Lợi nhuận trước thuế đề ra 320 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2022 công ty cũng đạt 77% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/12, cổ phiếu FMC đang ở mức 34.500 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng so với phiên giao dịch liền kề, khối lượng khớp lệnh đạt 23.500 cổ phiếu.

Mạnh mẽ vượt khó khăn

Nhằm ứng xử với khó khăn nêu trên còn kéo dài qua năm 2023, FMC đã có sự tính toán từ bây giờ:
Về thị trường, Trong tháng 10, công ty đã thương thảo với nhiều hệ thống phân phối cấp cao ở Hoa Kỳ, đánh giá tình hình tới và khả năng đôi bên. Tổng quát là tôm đối thủ chưa theo kịp yêu cầu khúc thị trường cấp cao ở đây. Cơ hội tôm Việt chế biến sâu vẫn còn nhiều cơ hội, dù giá cả có thể bị tác động bởi giá tôm cấp thấp quá rẻ. Để duy trì thị phần ở đây, các nhà cung ứng tôm Việt phải chứng minh cho đối tác thấy rõ năng lực tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng cũng như theo đuổi thực thi các chuẩn mực quốc tế, nhất là lĩnh vực phát triển bền vững. Sao Ta cũng đã thương thảo khách hàng lớn ở Tây Âu và Nhật Bản. Tây Âu tiếp tục gặp khó do lạm phát và giá năng lượng tăng (ảnh hưởng lưu kho, tổ chức tiêu thụ…), cho nên hai bên nỗ lực tiết giảm chi phí, chia sẻ nhau kịp thời nhằm cùng nhau vượt qua các khó khăn. Xác định ở thị trường này tôm Ecuador vẫn chiếm lĩnh khúc sản phầm trung bình. Riêng khúc sản phẩm cao hơn, đối thủ tôm Việt sẽ là Indonesia, giá rẻ hơn tôm Việt. Ở Nhật Bản, tuy mức lạm phát cao nhưng do nắm sát tình hình của khách hàng, hai bên sẽ nỗ lực cung ứng kịp thời những gì thị trường cần nhằm tranh thủ cơ hội. Hai bên sẽ luôn liên lạc, trao đổi diễn tiến thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch. Nhìn chung, tại đây sao Ta có lợi thế hơn so các thị trường còn lại.
Về sản phẩm, do người tiêu dùng khó khăn về thu nhập, FMC phối hợp khách hàng chú trọng những mặt hàng mang tính chất phổ thông, quen tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, những mặt hàng nằm trong chuỗi sản phẩm chế biến sâu chớ không phải hàng thô. FMC có lợi thế là có thêm nhà máy mới sẽ có nhiều mặt bằng tổ chức sản xuất theo phương án này. Bên cạnh đó, hoạt động R&D vẫn duy trì, để khi khó khăn đi qua, FMC có nền tảng bứt phá.

Khánh Ngân