Do vậy, có một số vấn đề cần phải chuẩn bị liên quan đến đầu tư nhân lực, bao gồm chuẩn bị lao động có kỹ năng, số hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và sức khỏe.
Điều phải làm là chuẩn bị nguồn lao động có tay nghề cao, những người lao động hiểu rõ những gì sẽ cần đến trong tương lai.
Theo Bộ trưởng Erick Thohir, đến năm 2035, nước này cần tới 17,5 triệu lao động nhưng phải có công nhân hiểu biết công nghệ, công nhân tiếp cận với công nghệ, doanh nhân hiểu công nghệ. Vì vậy, cơ sở hạ tầng sẽ xây dựng trong tương lai cũng rất quan trọng, bao gồm các tuyến đường thu phí, sân bay, bến cảng hiện đại để áp dụng cho số hóa như Wifi, trung tâm dữ liệu, đám mây.
Bên cạnh đó, sức khỏe cũng không kém phần quan trọng vì Indonesia không thể phát triển nếu xã hội và thế hệ trẻ không phát triển lành mạnh. Tăng trưởng kinh tế không nên chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà cần được tăng cường bởi nền kinh tế dựa trên tri thức. Những thách thức trong tương lai của Indonesia chính là ở nền kinh tế dựa trên tri thức, nơi mà kỷ nguyên con người là trung tâm của tăng trưởng và sự đổi mới của con người là trung tâm của tăng trưởng./.