Nền kinh tế sáng tạo của Indonesia ở vị trí thứ ba trên thế giới. Trong khi đó, vị trí số một thuộc về Mỹ với ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood chiếm giữ và vị trí thứ hai do Hàn Quốc chiếm giữ với ngành công nghiệp âm nhạc K-Pop và phim truyền hình.
Theo Bộ trưởng Sandiaga Uno, nguồn nhân lực (HR) có trình độ trong lĩnh vực du lịch và kinh tế sáng tạo là cần thiết để ứng phó với những thách thức phía trước.
Để thúc đẩy tiềm năng này, việc số hóa nền kinh tế sáng tạo là rất quan trọng. Mặc dù 70-75% nền kinh tế sáng tạo vẫn được hỗ trợ bởi các ngành công nghiệp ẩm thực, thủ công và thời trang. Trong tương lai cần công nghiệp hóa nền kinh tế sáng tạo trong các lĩnh vực khác để tạo ra các ứng dụng phục vụ cho ngành công nghiệp trò chơi, truyền hình, đài phát thanh, hoạt hình, cũng như một số phân ngành mà quá trình số hóa đã được đẩy nhanh bởi đại dịch.
Bộ trưởng Sandiaga Uno cũng cho biết những triển vọng này là một cơ hội có thể được tận dụng bởi tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, cần có sự đổi mới, thích ứng và hợp tác giữa các tổ chức để tạo nên thành công cho nền kinh tế sáng tạo của đất nước.
Tăng trưởng du lịch và nền kinh tế sáng tạo của nước này trong năm tới sẽ tốt hơn. Điều này là do các điểm du lịch được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn với các giao thức y tế và giao thức du lịch, cụ thể là “Sạch sẽ, Sức khỏe, An toàn, Bền vững về Môi trường”. Thời gian tới, Bộ này cũng sẽ tạo nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch và nền kinh tế sáng tạo từ quỹ Phục hồi Kinh tế Quốc gia (PEN)./.