Sáu mục tiêu bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, bộ máy hành chính của chính phủ, quy hoạch không gian vùng, các nguồn lực kinh tế và tài chính.
Về cơ sở hạ tầng, chính phủ cần xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp bắt đầu từ cơ sở hạ tầng cơ bản như vệ sinh, cấp nước cho những cơ sở tạo ra sự kết nối, hỗ trợ tính di động và năng suất.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính phủ phải có khả năng phát triển con người, trong đó đảm bảo giáo dục đào tạo, cơ sở y tế và bảo trợ xã hội. Điều này nhằm tạo ra nguồn nhân lực hiệu quả, lành mạnh và sáng tạo.
Về công nghệ, chính phủ phải có khả năng đảm bảo mua sắm công nghệ mới đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các thách thức công nghiệp trong tương lai.
Trong việc phát triển bộ máy hành chính, chính phủ cần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả để xây dựng một bộ máy hành chính trong sạch, có năng lực.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch không gian vùng, chính phủ phải duy trì quy hoạch không gian và cách thức quản lý các nguồn lực kinh tế tài chính một cách có trách nhiệm, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Cuối cùng, chính phủ phải có khả năng tăng các nguồn lực kinh tế và tài chính. Ngân sách thu chi Nhà nước lành mạnh là chìa khóa thành công của mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045.
Bà Mulyani cũng nhấn mạnh Indonesia cần duy trì những kết quả tích cực về tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ dân số nghèo đã đạt được trước đại dịch./.