Giá tiêu hôm nay 10/7: Thị trường ‘bấp bênh’, giá tiêu trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương

Theo ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 10/7), giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 67.500 – 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 67.500 – 70.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 67.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (68.500 đ/kg); Bình Phước (69.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 70.500 đ/kg.

Như vậy, trong tuần này, đây là ngày thứ 2 liên tiếp giá tiêu điều chỉnh giảm. 

48d13d96-edf5-4c60-bd86-90a63b41d7d0-1657415528.jpg
Giá tiêu hôm nay 10/7: Thị trường ‘bấp bênh’, lợi nhuận của người trồng bị 'bào mòn'. Ảnh minh họa.

Như vậy, trong tuần này, đây là ngày thứ 2 liên tiếp giá tiêu điều chỉnh giảm. Thị trường hồ tiêu nói riêng và các sàn hàng hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đồng USD đang quá mạnh.

Tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu đánh giá, thị trường tiếp tục phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng. Giá tiêu Ấn Độ có xu hướng giảm trong tuần này. Giá tiêu của Indonesia phản ứng tiêu cực do đồng nội tệ tiếp tục suy yếu so với đồng USD.

Đây là tuần tăng thứ 2 của Sri Lanka sau nhiều tháng trầm lắng. Ngày 5/7 Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ và tình trạng khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có này sẽ kéo dài cho tới ít nhất là cuối năm 2023.

Đối với thị trường Việt Nam, mặc dù xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đang ấm dần lên nhưng các chuyên gia dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn, thậm chí có thể tiếp tục giảm. Nguyên nhân là bởi thị trường đang xuất hiện một số yếu tố gây bất lợi cho sự phục hồi của giá tiêu.

Xuất khẩu tiêu sang thị trường này tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách “Zero Covid” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện… nhằm phòng, chống dịch tại các cửa khẩu biên giới.

Giá tiêu giảm trong thời gian qua đã bào mòn lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu trong bối cảnh giá phân bón, xăng dầu, nhân công… đều tăng cao.

Vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đưa ra nhận định, thị trường hồ tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa.

Tuy nhiên, giá tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Anh Vân (t/h)