Giá tiêu hôm nay 9/7: Giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg, xuất hiện yếu tố bất lợi

Theo ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 9/7), giá tiêu thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đ/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 71.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg.

Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg.

0005-nature-bring-1657327846.jpg
Giá tiêu hôm nay, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg, xuất hiện yếu tố bất lợi. Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 6/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 3.447 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.905 tấn, tiêu trắng đạt 542 tấn. So với tháng trước lượng nhập khẩu giảm 40,0%, kim ngạch giảm 42,2%.

Tính đến hết tháng 6/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 21.299 tấn, trong đó tiêu đen đạt 18.045 tấn, tiêu trắng đạt 3.254 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 25,9% tương đương 4.378 tấn.

6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia đạt 9.604 tấn, tăng 148,4%, Brazil đạt 5.292 tấn, tăng 7,6% và từ Indonesia đạt 3.950 tấn, giảm 37,6%.

Mặc dù sản lượng hồ tiêu của Việt Nam năm nay giảm khoảng 10% nhưng giá mặt hàng này không hề tăng mà ngược lại có chiều hướng đi xuống.

Tính đến ngày 7/7, giá tiêu đen nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động ở mức 68.000-71.000 đồng/kg, giảm 13-15% (tương đương 10.000 – 11.500 đồng/kg) so với trên dưới 80.000 đồng/kg hồi đầu năm nay.

Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống của giá tiêu thời gian qua.

Cuộc xung đột diễn ra ở Ukraine, cộng với việc Trung Quốc kiên trì chính sách Zero Covid và lạm phát cao tại nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu giảm khoảng 40.000 - 50.000 tấn từ đầu năm cho đến nay.

Mặc dù xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đang ấm dần lên nhưng các chuyên gia dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn, thậm chí có thể tiếp tục giảm. Nguyên nhân là bởi thị trường đang xuất hiện một số yếu tố gây bất lợi cho sự phục hồi của giá tiêu.

Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tiêu sang thị trường này tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách “Zero Covid” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện… nhằm phòng, chống dịch tại các cửa khẩu biên giới.

Vì vậy các hoạt động giao thương có nhiều hạn chế và vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường. Điều đáng quan ngại là hiện nay phần lớn hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, để xuất khẩu hồ tiêu bền vững vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và sớm chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.

Anh Vân (t/h)