Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đ/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Đánh giá về thị trường tháng 5/2022 trên phạm vi toàn cầu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho hay, đồng USD chi phối hầu hết các đồng nội tệ, giá hồ tiêu tháng 5/2022 cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận sự gia tăng.
Chỉ số giá IPC và giá tổng hợp: Chỉ số giá tiêu đen ở mức 58,09 điểm, giảm nhẹ 0,1%; Chỉ số giá tiêu trắng ở mức 58,57 điểm, giảm 1%. Tương tự, giá tổng hợp tiêu đen giảm 6 USD/tấn, ở mức 4.321 USD/tấn, giá tổng hợp tiêu trắng giảm 59 USD/tấn, ở mức 6.060 USD/tấn.
Ở các quốc gia: Mặc dù đồng Rupee Sri Lanka giảm 12% so với USD (358,94 LKR/USD), nhưng giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng trong tháng này. Đây là điểm sáng duy nhất của thị trường trong tháng 5/2022.
Ngoài ra, giá tiêu Việt Nam giao dịch nội địa và quốc tế trong tháng 5 giảm do đồng Việt Nam giảm 1% so với USD. Giá tiêu Indonesia tiếp tục giảm trong tháng 5 do đồng Rupial Indonesia giảm 2% so với USD (14.615 IDR/USD). Một số khu vực Bangka và Belitung đã bắt đầu thu hoạch.
Theo chiều hướng ổn định trong tháng 5/2022 có Ấn Độ và Malaysia. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá FOB tiêu đen và tiêu trắng Malaysia ghi nhận ở mức lần lượt 5.659 USD/tấn và 7.600 USD/tấn, ghi nhận mức tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), thống kê tuần trước, ngày 28/6, tại cảng Kuching của Malaysia, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 5.900 USD/tấn và 7.600 USD/tấn so với ngày 30/5.
Trong tháng 6/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu giảm mạnh ở hầu hết các nước sản xuất, song ổn định ở Malaysia, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Dự báo trong thời gian tới, thị trường hạt tiêu toàn cầu chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách Zero COVID của Trung Quốc.
Mặc dù, sản lượng hạt tiêu tại Việt Nam vụ mùa năm 2022 giảm so với năm 2021, nhưng sản lượng hạt tiêu của Brazil tăng. Trong khi đó, giá cước phí tàu vận tải vẫn ở mức cao.
Hiện, thị trường hạt tiêu nội địa Việt Nam khá ảm đạm do các doanh nghiệp xuất khẩu không mua bởi các nhà nhập khẩu chưa quan tâm ký hợp đồng.