Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng 500 đồng/kg, giá thu mua cao nhất 47.200 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà đang được thu mua với giá từ 46.700 – 46.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum cà phê được thu mua ở mức 47.100 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, giá cà phê tăng 500 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 47.100 đồng/kg. Giá thu mua cao nhất hôm nay được ghi nhận tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ mức 47.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 47.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan tháng 02/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt trên 200 nghìn tấn, trị giá 434,9 triệu USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 40,1% về trị giá so với tháng 01/2023, so với tháng 02/2022 tăng 43,5% về lượng và tăng 35,3% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 342,3 nghìn tấn, trị giá 745,28 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Sau 5 ngày tổ chức với 18 chương trình chính và các hoạt động hưởng ứng, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 thu hút khoảng 90 nghìn lượt du khách, trong đó có 600 du khách quốc tế.
Giá cà phê thế giới hôm nay 18/3
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đảo chiều tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 35 USD, lên 2.104 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 34 USD, lên 2.093 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 7,45 cent, lên 180,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 7,00 cent, lên 178,75 cent/lb, các mức tăng rất mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, trong sản xuất cà phê, liên kết chuỗi sản xuất là một trong những hướng đi nhằm phát triển cà phê ổn định và bền vững. Sự liên kết chặt chẽ từ người nông dân đến với các công ty chế biến, sẽ tạo nên một dây chuyền sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng yếu tố môi trường và phát triển một cách bền vững.
Đồng thời, cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cải tạo đất để gìn giữ và duy trì tính chất lý hóa của đất và các yếu tố khác để bảo vệ vùng trồng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản; hỗ trợ công nghệ cơ khí hóa, tự động hóa trong chế biến chế biến sâu, bảo quản để bảo chất lượng cà phê đặc sản có hương vị đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu ở các thị trường cà phê đặc sản trong nước và quốc tế.