Diễn biến thị trường bất động sản và hạ tầng giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa tương xứng với tiền năm kinh tế và dân số do hạ tầng giao thông còn hạn chế. Nguồn cung mới năm 2024 hạn chế nhưng tình hình giao dịch chậm, các dự án sơ cấp do tính thanh khoản thấp.
bds-dbscl-1724733413.jpg
Diện mạo bất động sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khởi sắc hơn khi hạ tầng giao thông được cải thiện.

Diễn biến bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

Tình hình giao dịch ở phân khúc đất nền ở mức trung bình & nhà phố tương đối chậm (do giá thành cao) ở các dự án sơ cấp do tính thanh khoản thấp, đặc biệt là nhà phố trong bối cảnh thị trường đang gặp những thách thức nhất định. Các chủ đầu tư tổ chức các sự kiện nhỏ lẻ hoặc tự triển khai bán hàng thông qua các môi giới bên ngoài.

Nguồn cung đất nền/nhà phố tại Cần Thơ đến chủ yếu từ dự án Nam Long 2, KĐT An Bình, KĐT chợ Thới Lai (dự án tồn cũ); tại An Giang có dự án the New City, Bắc Long Xuyên, KDC Kênh Đào, KDC Chợ Kênh F, Nhà phố tại dự án Phúc An Asuka (đều là các dự án tồn cũ); tại Hậu Giang (Dự án CLD Maison, dự án Cát Tường 2, KDC Đại Thành Ngã 7,..).

Nhìn chung tình hình giao dịch ở phân khúc đất nền ở mức trung bình & nhà phố tương đối chậm (do giá thành cao) ở các dự án sơ cấp do tính thanh khoản thấp, đặc biệt là nhà phố trong bối cảnh thị trường đang gặp những thách thức nhất định. Các chủ đầu tư tổ chức các sự kiện nhỏ lẻ hoặc tự triển khai bán hàng thông qua các môi giới bên ngoài.

Giá đất nền trong năm 2024 tại vùng ĐBSCL hầu như giữ nguyên, không tăng so với năm 2023 (Giá đất được lấy bình quân các dự án KDC tiêu biểu tại các tỉnh thành Tháng 7/2024).

Ngoài ra, đối với các khu vực khác tại miền Tây, thị trường tiếp tục có sự hạn chế về nguồn cung dự án mới, đa số giao dịch giỏ hàng cũ, tập trung vào loại hình đất nền, nhà phố. Giá bán căn hộ bình quân ghi nhận từ 30 – 40 triệu/m2, tăng 3 – 6% theo quý. Giá bán nhà phố từ 22 – 47 triệu/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân shophouse từ 25 – 43 triệu/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân đất nền từ 12 – 35 triệu/m2, ổn định theo quý.

Nhiều dự án trọng điểm sẽ được thực hiện tại vùng Tây Nam Bộ trong giai đoạn sắp tới, sẽ tạo tiền đề kết nối giao thông và có động lực giúp kinh tế vùng phát triển. Điều này, cũng tác động ít nhiều đến thị trường bất động sản khu vực.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, một trong những vấn đề chính của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, khi hạ tầng giao thông được cải thiện, phân khúc BĐS sẽ có nhiều cơ hội phát triển, trở thành động lực dẫn dắt thị trường.

a01-1724733517.jpg
Một nút giao trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Hiện, Đồng bằng sông Cửu Long đang được Nhà nước đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2022 – 2030. Những dự án đáng chú ý như: Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận chiều dài hơn 51km nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa kết nối vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Tổng mức đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận 12.668 tỷ đồng và được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), tổng chiều dài 51km gồm 4 làn xe. Dự án này đã khánh thành và đi vào sử dụng vào tháng 4/2022, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Mỹ Thuận từ 3 tiếng xuống còn 1 tiếng 45 phút.

Bên cạnh đó, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22,97km, đi qua hai tỉnh Vĩnh Long (12,5km) và tỉnh Đồng Tháp (10,44km), có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng vốn đầu tư công, do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm đại diện chủ đầu tư; Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài 110km, đi qua 5 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Quy mô giai đoạn 1 của dự án là 4 làn xe hạn chế, mặt cắt ngang 17m; tổng mức đầu tư 27.254 tỷ đồng. Dự án được chia thành 2 dự án thành phần là Cần Thơ - Hậu Giang (37km) và Hậu Giang - Cà Mau (73km); Dự án cao tốc Châu Đốc - CầnThơ – Sóc Trăng có tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng, dài hơn 188km, có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối tại cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đoạn qua An Giang dài gần 57km, Cần Thơ gần 38km, Hậu Giang khoảng 37km và hơn 56km đi qua tỉnh Sóc Trăng.

Ngoài ra, dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh với tổng chiều dài đoạn tuyến là 26,164km, tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến 2022 - 2026. Khi dự án hoàn thành sẽ để kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông; hoàn thiện, kết nối tuyến N2, đường Hồ Chí Minh và phía Tây tuyến đường cao tốc Bắc – Nam; Dự án cao tốc Hà Tiên – Bạc Liêu với chiều dài 225km đi qua các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 33.255 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026 cũng đã được Bộ Giao thông vận tải trình Quốc hội phê duyệt.

Dự án mở rộng sân bay quốc tế Cần Thơ lên thành thành phố sân bay quy mô hơn 10.000 ha nhằm thu hút lượt khách quốc tế và góp phần phát triển kinh tế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng công suất phục vụ dự kiến lên 3 triệu lượt khách/năm; Dự án cảng biển nước sâu Trần Đề dự kiến có diện tích khu cảng khoảng 550 ha, với cầu cảng vượt biển dài 16km, khu dịch vụ logistics, hậu cần cảng với diện tích khoảng 4.000 ha, các khu công nghiệp sau cảng tại cửa Mỹ Thanh 4.000 ha, cũng đã được thông qua. Dự án sẽ thu hút hàng xuất nhập khẩu trực tiếp từ các  cảng thuộc vùng sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với khoảng 10 - 11,2 triệu tấn/năm, hàng container từ Campuchia thông qua khoảng 529.000 TEUs/năm…

Tình hình đầu tư hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2025

Trong giai đoạn 2023 - 2025, Tây Nam Bộ đã khởi công loạt tuyến cao tốc trục ngang là An Giang - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng và tuyến Cao Lãnh - An Hữu, với tổng chiều dài hơn 215km, tổng vốn đầu tư hơn 51.000 tỷ đồng.

Đặc biệt tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đã thông xe, triển khai dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh đã tạo thành cú hích cho thị trường bất động sản khu vực. Riêng đối với dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 (2021-2025) đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau sẽ về đích năm 2025.

a02-1724733573.jpg
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 giúp hoàn chỉnh toàn tuyến đường cao tốc TP.HCM - Cần Thơ.

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 23km được xem là gạch nối quan trọng của tuyến cao tốc hơn 120km từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ rút ngắn thời gian lưu thông từ TP.HCM về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ còn hơn hai tiếng đồng hồ, thay vì gần bốn tiếng như hiện nay.

Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã đầu tư và hoàn thành các tuyến cao tốc gồm Bến Lức - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận, Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Tất cả những tuyến cao tốc trên ngoài giúp ngành giao thông phát triển còn góp phần kích thích thị trường Bất động sản của các địa phương miền Tây./.

Quốc Cường