Triển khai đồng bộ các chính sách, đề án giúp nông nghiệp Nghệ An gặt hái nhiều thành quả
Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã chủ động ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Việc Triển khai đồng bộ các chương trình, giải pháp gắn liền với thực tiễn sản xuất đã giúp hỗ trợ cho nông dân phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và là “chìa khoá” để ngành nông nghiệp Nghệ An đạt được nhiều kết quả.
Nâng chất cây ăn quả bằng khoa học kỹ thuật
Từ những vườn cây truyền thống, Thanh Hóa đang dần chuyển mình với những vườn cây ăn quả hiện đại, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cao. Sự thay đổi này không chỉ nâng cao năng suất mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao.
Đắk Lắk: Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất ngô giống mang lại hiệu quả cao cho người dân
Những năm qua, nông dân xã Hòa Tân (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) và một số doanh nghiệp đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất ngô lấy giống. Đây là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với trồng ngô thương phẩm, các loại cây trồng ngắn ngày khác.
Ninh Bình: Phát huy vai trò hợp tác xây trong dựng nông thôn mới
Kinh tế Hợp tác xã (HTX) đang dần khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn. Phát huy vai trò của HTX không chỉ gia tăng thu nhập cho các thành viên mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập.
Lo trắng tay vụ Tết, người trồng đào Nhật Tân hối hả "hồi sinh" những gốc đào vừa chìm trong nước lũ
Hàng chục nghìn gốc đào bị chết, do ngập úng và mưa bão làm gẫy đổ, khiến người dân không khỏi xót xa. Nhiều gia đình trồng đào rơi vào cảnh trắng tay. Tạm gác lại những mất mát, cùng với hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số hộ dân đang nỗ lực hồi sinh vùng đào chết, để tạo sinh kế, hướng về Tết ấm no, rực sắc đào.
Để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ, ngành nông nghiệp cần trên 16 nghìn tấn hạt giống
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Trung cho biết bão lũ vừa qua đã làm lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại khoảng 4.000 tỷ đồng. Để khắc phục thiệt hại trên, tổng hợp nhu cầu hạt giống để hỗ trợ địa phương khôi phục sản xuất khoảng 15.000 tấn lúa giống, 1.080 tấn ngô, 112,5 tấn rau giống các loại.
Người nông dân và hành trình chinh phục thị trường “ngoại” từ nông sản Việt
Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo nên cú hích quan trọng trong niền nông nghiệp nước nhà. Tại Thanh Hóa, Chương trình OCOP không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà còn là một cầu nối để truyền tải những câu chuyện văn hóa đặc sắc về đất và con người xứ Thanh.
Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng nông sản
Trên thực tế, hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua và có xu hướng tiếp tục tăng cao ở Hải Phòng. Đây cũng là lộ trình phát triển của ngành nông nghiệp thành phố nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.
Xứ sở dừa Việt Nam gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc
Bến Tre được mệnh danh là "Xứ sở dừa Việt Nam” với diện tích hơn 79.000ha, lớn nhất cả nước, sản lượng trên 700 triệu trái; trong đó, dừa công nghiệp chiếm khoảng 75%, còn lại là dừa uống nước. Khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi đã tạo thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu trái dừa Bến Tre và hiện các ngành chức năng cũng như doanh nghiệp đang có những bước chuẩn bị tích cực những điều kiện cần thiết.
Vụ dưa thành công của các thành viên Tổ hợp tác HT Farm xã Thạch Lạc
Những ngày này, các hộ sản xuất dưa lưới VietGAP của Tổ hợp tác HT Farm (xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đang bước vào vụ thu hoạch thứ hai trong năm 2024 sau hơn hai tháng gieo trồng, chăm sóc. Đay được xem là vụ dưa nhiều niềm vui khi năng suất, sản lượng đạt cao, là vụ dưa thành công của cá thành viên THT.
Đẩy mạnh phục hồi, phát triển rừng bằng cây bản địa
Những năm gần đây, Hà Tĩnh đang đẩy mạnh triển khai việc phục hồi, phát triển rừng bằng cây bản địa. Việc triển khai giải pháp bảo vệ, trồng rừng và phục hồi rừng bằng cây bản địa là hướng đi phù hợp để ứng phó có hiệu quả với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt như hiện nay. Đồng thời, góp phần làm chuyển biến, thay đổi nhận thức, ý thức bảo vệ rừng, phòng ngừa xâm hại rừng, nâng cao hệ sinh thái của rừng tự nhiên và phát triển vốn rừng.
Để thúc đẩy tiêu thụ, Đồng Tháp tìm giải pháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để hỗ trợ giới thiệu quảng bá sản phẩm, các chủ thể thuộc chương trình OCOP thường xuyên được tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại.
Mỗi năm cung cấp 200.000 tấn trái cây, bí quyết để Cần Thơ xuất khẩu vào các thị trường lớn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, diện tích cây ăn trái của thành phố trên 25.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 200.000 tấn, nhiều loại có giá trị kinh tế như xoài, vú sữa, nhãn, sầu riêng, măng cụt, dâu hạ châu đã xuất khẩu vào các thị trường.
Thúc đẩy chuỗi giá trị sản xuất lúa phát triển theo hướng bền vững
Để ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững, việc liên kết trong sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị là xu hướng tất yếu, cần làm ngay, nhất là trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét.