Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên lộ trình gia nhập thị trường carbon
Các chuyên gia cho rằng khi thị trường carbon được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, thị trường carbon là hàng hóa không thể sờ, nắm nhưng nó là sản phẩm có giá trị và tiềm năng lớn về cơ hội đầu tư...
Xanh hóa các Khu công nghiệp: Tạo lực hấp dẫn luồng vốn FDI công nghệ cao, thân thiện môi trường
Hiện nay, các khu công nghiệp Việt Nam đang hướng tới mô hình thông minh và bền vững, đây được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao. Việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng xanh, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường đang được đẩy mạnh, nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL sẽ cao hơn mức trung bình nhưng không tới mức nghiêm trọng
Trong 6 tháng tới, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL dự báo thiếu hụt khoảng 5 - 15% so với trung bình nhiều năm. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ giảm dần, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,2m. Do đó, xâm nhập mặn mùa khô 2024 - 2025 dự kiến cao hơn trung bình hàng năm, nhưng không nghiêm trọng như các mùa khô 2015 - 2016 và 2019 - 2020.
Nâng cao nhận thức và hành động về phát triển kinh tế di sản - động lực phát triển kinh tế mới
Tập trung tìm các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế chính sách riêng nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế di sản đặc biệt là tận dụng hạ tầng giao thông để xây dựng liên kết vùng di sản tạo thành những sản phẩm du lịch bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể...
Giải pháp khơi nguồn tài chính xanh tạo sức bật cho các chuỗi liên kết nông nghiệp hiện đại
Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đến nay, các chuỗi liên kết vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng do thiếu hụt nguồn lực tài chính.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Diễn đàn với chủ đề “Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” chính là lời khẳng định mạnh mẽ về cam kết của địa phương trong việc kết hợp giữa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ sáng tạo, áp dụng công nghệ hiện đại mà còn chú trọng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Chính sách công nghiệp quốc gia thích ứng với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh
Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam” chỉ ra những xu hướng mới đòi hỏi chính sách công nghiệp của Việt Nam cũng phải có sự thích ứng. Trong số đó, thích ứng với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh càng trở nên cấp thiết.
Phát triển thương hiệu sâm Việt Nam - sâm Ngọc Linh cần hài hòa lợi ích của người dân, nhà nước và doanh nghiệp
Nhiều ý kiến cho rằng để bảo tồn, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh cần nhìn từ góc độ lợi ích của người dân, nhà nước, nhà doanh nghiệp để hướng tới bền vững. Đồng thời kiến nghị, nếu nhà quản lý đưa tên cho các loại sâm vào chung thì phải có hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, không đổ đồng chung gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững
Không phải tất cả các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đều tốt tuyệt đối và không phải tất cả các sản phẩm hóa chất đều hoàn toàn có hại. Để sử dụng thuốc BVTV hiệu quả tốt và an toàn, người dùng cần thực hiện nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc; đúng lúc; đúng liều lượng, nồng độ, mức tiêu dùng và lượng nước; đúng cách), đảm bảo thời gian cách ly, sử dụng hài hòa.
Đồng bằng sông Cửu Long định hướng phát triển “xanh toàn diện”
Nhằm đánh thức tiềm năng, thế mạnh, hướng đến phát triển bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Bộ Chính trị đã đề ra những phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát triển thị trường carbon: Tạo sức bật đưa Việt Nam bắt kịp với thế giới
Việt Nam xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.
Khơi nguồn vốn đầu tư gia tăng giá trị ngành dừa trở thành một ngành hàng bền vững, tích hợp đa giá trị
Bên cạnh những cơ hội lớn, ngành dừa vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức: từ xây dựng thương hiệu, đầu tư chế biến sâu, xây dựng chuỗi liên kết bền vững đến phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu còn hạn chế... Những yếu tố này đòi hỏi sự đầu tư bài bản và định hướng chiến lược để ngành dừa không chỉ dừng lại ở mức xuất khẩu nguyên liệu thô mà còn phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thương mại xanh và công bằng là xu hướng phát triển tất yếu của thương mại toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp thích ứng
Xu hướng “xanh hóa” tiêu dùng đang lan rộng ở những thị trường có thu nhập cao, nhằm khuyến khích nhà cung cấp bảo vệ môi trường, có quy trình sản xuất xanh, không được phá rừng, không thải ra chất độc hại. Để tận dụng tốt hơn ưu đãi từ FTA song phương, doanh nghiệp Việt buộc phải chú ý tới thương mại xanh và công bằng.
Chuyển đổi năng lượng mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.