Nước ta có khoảng 70% dân số sống bằng nông nghiệp, tạo ra hơn 85% việc làm cho cư dân nông thôn, nông dân chiếm gần 80% dân số nông thôn, nên nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, xây dựng nông thôn mới là xây dựng lòng dân hợp với ý Đảng. Quá trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đời sống kinh tế - xã hội nông thôn nước ta được cải thiện toàn diện, đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Song, thực tiễn cũng đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước tiếp tục tập trung chỉ đạo.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, sử dụng tuyệt đại bộ phận tài nguyên quốc gia như: Đất, nước, rừng, biển… trên một địa bàn và không gian rộng lớn. Với nông nghiệp truyền thống quá trình sản xuất thực hiện các biện pháp canh tác thủ công như cày bừa, tưới tiêu, dùng thuốc trừ sâu, hóa chất, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc bảo vệ hay tái tạo mới trong quá trình sản xuất.
Là nước có truyền thống và ưu thế trong phát triển nông nghiệp trước đây Đảng, Nhà nước cũng đã có chủ trương, chính sách cải cách, đổi mới việc phát triển nông nghiệp nhưng chưa toàn diện, đồng bộ. Với hướng cấu trúc lại ngành kinh tế nông nghiệp theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới lần này nông nghiệp có cơ sở vững chắt cho phát triển toàn diện của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại hội nhập vào nền nông nghiệp thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác và đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao.
Song, trong nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, thu nhập từ nông nghiệp vẫn còn thấp do nông sản có chất lượng chưa tốt, nguồn cung chưa ổn định dẫn đến giá thành cao mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Trong khi chi phí đầu vào các mặt hàng nhập khẩu lại quá cao như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…, và nhiều dịch vụ khác cùng tăng cao theo giá xăng dầu thế giới, khi giá xăng dầu thế giới liên tiếp xuống giá, thì các mặt hàng nhập khẩu vẫn đứng yên không hạ, trong khi giá nông sản biến động lên, xuống đều thiệt hại cho nông dân và nông nghiệp còn chịu đựng nhiều rũi ro do thiên tai, do thị trường bất ổn…
Về nông dân: nói đến nông nghiệp, nông thôn là phải nói đến vai trò quan trọng của nông dân, vì nông dân là lực lượng chủ yếu cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Do vậy, phải hiểu được bản chất, tâm lý, nguyện vọng của nông dân để khai mào sức mạnh. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đi đến kết luận là tâm lý, tính cách, bản chất của cộng đồng nông dân nước ta có nét riêng độc đáo so với người dân ở các ngành, lĩnh vực khác. Tính cách người nông dân ở 3 miền và từng vùng cũng có những nét riêng, các nét riêng ấy hợp thành sức mạnh thống nhất trong đa dạng của sức mạnh Việt Nam.
Về mặt kinh tế: Nông dân tích cực tham gia có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm khai thác tối đa lợi thế, luôn năng động sáng tạo, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm cây trồng, con vật nuôi với các mô hình kinh tế tiến bộ như: kinh tế hộ hàng hóa, kinh tế hộ liên doanh, kinh tế trang trại, kinh tế HTX…
Về mặt văn hóa-xã hội: Nông dân luôn giữ vững văn hóa truyền thống trong lao động sản xuất với nhiều mô hình văn hóa gắn với sản xuất nông, công nghiệp hiện đại, với các thiết chế văn hóa cộng đồng, phong trào toàn dân đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội do kinh tế thị trường đưa lại để xây dựng nông thôn mới phát triển hài hòa giữa kinh tế-văn hóa-xã hội. Song, cũng phải thấy hết mặt yếu cố hữu của nông dân do sản xuất nhỏ đưa lại là gắn với tính tùy tiện, lợi ích trước mắt, tự phát, coi thường kỷ cương phép nước; khuyết, nhược điểm đan xen giữa tích cực, sáng tạo với lãng phí, lười biến và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến chênh lệch giàu nghèo, hộ nghèo, người nghèo trong nông thôn còn khá cao.
Về nông thôn: nông thôn là địa bàn chứa nhiều nguồn lực quan trọng là ngôi nhà của đại gia đình nông dân sống chủ yếu là nghề nông, hiện tại cơ cấu kinh tế-xã hội nông thôn đang tích cực chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH nên nông thôn ngày càng xuất hiện nhiều ngành, nghề, dịch vụ mới, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn tiếp tục đổi mới gắn với 19 tiêu chí. Hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới bộ mặt nhiều vùng nông thôn thực sự khởi sắc, đời sống vật chất tinh thân của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể, kết quả của việc lồng ghép, triển khai các Chương trình dự án đạt hiệu quả cao, rõ nhất là công tác xóa đói giảm nghèo, bức tranh toàn cảnh nông thôn ngày càng bền đẹp. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố vững chắc, thế trận lòng dân được giữ vững.
Tuy vậy, nông thôn vẫn còn ngỗn ngang bao câu chuyện cũ, mới về kinh tế-xã hội, như triển khai xây dựng nông thôn mới nhiều nơi còn chậm, chưa đồng bộ, nhiều công trình, hạng mục xây dựng giá trị lớn, nhưng chất lượng thấp, nhanh hư hỏng, xuống cấp. Nhiều nơi vì chạy theo thành tích mà chính quyền xã thúc ép nhân dân đóng góp quá nhiều; có nơi xây dựng nhà Rông, Nhà văn hóa cho đồng bào sinh hoạt không phù hợp gây phản cảm như mái lợp tôn, tất cả khuôn viên, cổng ngõ, tường rào đều bê tông hóa tốn bạc tỷ mà dân không đến sinh hoạt gây hoang phí, bức xúc trong cộng đồng cư dân nông thôn.
Để phấn đấu cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới cần:
Về nông nghiệp: có lộ trình cụ thể cho phát triển từng năm, phải quyết tâm cho một nền nông nghiệp tăng trưởng với chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp xanh, sạch vì con người. Nông nghiệp xanh, sạch (nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tổng hợp; giảm tối đa ô nhiễm môi trường, không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe, cộng đồng người chung sống cùng phát triển và bảo vệ tự nhiên.
Về nông dân: mục tiêu đến năm 2025 là nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với nông dân các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Do đó, cần nhận thức việc xây dựng nông thôn mới cũng là xây dựng người nông dân có đức, có sức, có tài; xây dựng giai cấp nông dân trí thức biết làm kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường. Nông dân là chủ thể của sự sáng tạo trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững chính trị, quốc phòng-an ninh và trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới.
Về nông thôn: là địa bàn rộng lớn với cả một chuỗi đồng bằng, sông, núi và biển đảo chứa đựng toàn bộ ngành kinh tế nông nghiệp, là trường học xây dựng và phát triển giai cấp nông dân để đồng hành cùng giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức. Xây dựng nông thôn mới là hướng tới xây dựng nông thôn xanh mà ở đó cư dân có đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc; một nông thôn thật sự giàu, mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được rút ngắn, từng bước tiến tới đô thị hóa nông thôn.
Thứ nhất là công tác quy hoạch: cần phải có bổ sung mới, có cái nhìn thực tế về tư duy quy hoạch, quy hoạch đã dược Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xác định là tiêu chí quang trọng đầu tiên trong 19 tiêu chí. Trong nhiều năm qua cả nước đã quy hoạch hơn 95% số xã và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu tính về lượng thì đây là thành tích đáng ghi nhận, nhưng thực chất của quy hoạch cho phát triển theo hướng bền vững thì còn nhiều việc phải bàn.
Trước hết là một số địa phương quy hoạch theo mô hình đô thị xã giống như phường, trong khi đời sống vật chất, tinh thần, các sinh hoạt văn hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn nhiều nơi khác xa với đô thị; nhiều nơi quy hoạch đã phá bỏ cấu trúc, bản sắc văn hóa truyền thống, bê tông hóa nông thôn làm đảo lộn môi trường sinh thái và vẽ đẹp tự nhiên ở nông thôn.
Thứ nữa là một số địa phương gần như có chung mẫu quy hoạch cho các xã đồng bằng, trung du, miền núi; như xã miền núi cũng quy hoạch có cánh đồng mẫu lớn, đồng bằng có quy hoạch trồng rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, đường làng ngỏ xóm, cầu cống, chợ, trường học… tương tự như nhau.
Cuối cùng là nhiều địa phương chạy theo thành tích, quy hoạch thiếu cơ sở thực tiễn, căn cứ khoa học, khi triển khai không làm được, nhân dân không đồng tình phải bổ sung, quy hoạch lại một cách chắp vá rất tốn kém. Do vậy các cấp chính quyền, cả hệ thống chính phải trân trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, tăng cường trách nhiệm và khách quan trong quản lý, thanh kiểm tra, giám sát có vậy công tác quy hoạch mới bền vững, hợp lòng dân.
Thứ hai là tăng cường công tác tuyên truyền, chống thất thoát trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyên bằng nhiều hình thức để nhân dân nhận thức đúng bản chất Chương trình mục tiêu Quốc gia về 19 tiêu chí, trước tiên phải xây dựng nông thôn mới trong lòng dân. Vì đây là một chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng, Nhà nước với mục đích là cấu trúc lại mô hình để phát triển kinh tế-xã hội nông thôn theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong quá trình cấu trúc đụng chạm đến lợi ích của dân nhất là đất đai, phong tục tập quán, việc cưới, việc tang, tình làng, nghĩa xóm
Vì vậy phải tăng cường và cụ thể hóa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa xây dựng nông thôn mới, khi dân hiểu thì chính họ là chủ thể của sức mạnh ở nông thôn. Tất cả mọi việc lớn, nhỏ phải được dân bàn, công khai, minh bạch, lợi ích trước mắt và lâu dài trước hết phải thuộc về dân. Ngay trong kháng chiên chống ngoại xâm Đảng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền, biết dựa vào thế trận lòng dân nên mọi viêc đều thành công “dể trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hiện nay vẫn còn tình trạng một số địa phương thích phô trương hình thức, chạy theo thành tích để sớm về đích nên tận thu, buộc dân đóng góp quá nhiều ngoài quy định của Nhà nước cộng với quản lý yếu kém, lãng phí, thất thoát. Trong nhiều trường hợp nông dân luôn thua lỗ kể cả trong lúc được mùa, được giá, trong đó có nguyên nhân là thiếu sự gắn kết và trách nhiệm giữa 4 nhà;
Ngoài ra chính quyền, đoàn thể, các ngành chức năng yếu kém trong công tác quản lý và tuyên truyền giúp nông dân định hướng sản xuất, để nông dân chạy theo vòng xoáy của thị trường, nhiều trường hợp nông dân thiếu thông tin bị thương lái nước ngoài lừa mua nông sản với giá cao, dẫn đến nông dân phá bỏ cây trồng mở rộng diện tích chạy theo lợi ích ảo tưởng, liền sau đó thương lái không mua nông dân bị phá sản, phá vỡ mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó do công tác thông tin tuyên truyền, yếu kém trong quản lý ở nhiều địa phương.
Thứ ba là đẩy mạnh công nghiệp chế biến và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh với số lượng hàng hóa lớn, khi thu hoạch mới tìm thị trường đây là kiểu sản xuất nhỏ, đối phó với thị trường. Để ổn định sản xuất, thực hiện có hiệu quả Chương trinh mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đai hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó cần coi trọng vai trò công nghiệp chế biến, khoa học công nghệ để không ngừng tăng năng suất lao động và đứng vững trong cạnh tranh.
Một mặt, phải đẩy mạnh tập trung chuyên canh theo hướng nền nông nghiệp xanh, công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển những mô hình kinh tế năng động như hộ hàng hóa, trang trại gia đình, kinh tế HTX, mở rộng liên kết hợp tác phát triển công nghiệp, dịch vụ chế biến với các nông, lâm trường. Mặt khác, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất làm tăng giá trị sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, giải quyết có hiệu quả bài toán nông nhàn.
Thực tế cho thấy khi phân công lao động xã hội phát triển mới có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó các trung tâm khuyến nông; trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, con vật nuôi… mới thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao trực tiếp khoa học công nghệ cho nông dân sản xuất. Khi công nghiệp chế biến phát triển ngoài tham gia giải quyết việc làm, nâng cao giá trị gia tăng và ổn định sản xuất còn góp phần đáng kể việc chống mất mùa trong kho, mất mùa trong nhà, mất mùa sau thu hoạch đây là khoảng mất mùa không nhỏ, tính ra hằng năm nước ta mất 30% nông sản trong nông thôn do công nghệ bảo quản, vận chuyển. Do vậy, phải tăng cường công nghiệp chế biến, đầu tư cho khoa học công nghệ về nông thôn, phát triển nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.
Điểm mới trong định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực chủ yếu 5 năm 2021-2025 của Đại hội đại biểu đảng ta đã xác định: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh.
Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Thực hiện tốt hơn phát triển bền vững kinh tế biển. Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế(3)./.
Tài liệu tham khảo:
(1). Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X.Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2008, tr 123,124.
1.Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dưng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
2.Tạp chí cộng sản, chuyên đề cơ sở số 94(10-2014)
3. Nghị quyết ĐH XIII