Tiêu dùng xanh ngày 17/8: Cà phê đạt mốc 49.000 đồng/kg

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh ngày 17/8 cho thấy, giá cà phê trong nước dao động trong khoảng 48.600 - 49.100 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/8

Giá cà phê trong nước hôm nay có sự tăng nhẹ so với hôm qua, hiện giá dao động trong khoảng 48.600 - 49.100 đồng/kg.

Cụ thể tại các tỉnh Tây Nguyên, giá thu mua cà phê ở tỉnh Lâm Đồng ở mức 48.600 đồng/kg; tỉnh Đắk Lắk cà phê được thu mua với giá 49.100 đồng/kg; giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức là 49.000 đồng/kg. Ở Kon Tum, cà phê được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước đã duy trì đà tăng liên tục từ đầu tháng 8/2022 đến nay. Mức giá cà phê vượt mốc 49.000 đồng, vẫn duy trì mức giá cao trong 7 tháng qua đối với dòng cà phê Robusta và là mức giá đỉnh của cà phê chè Arabica trong hơn 1,5 tháng qua.

gia-ca-phe-hom-nay-17-8-giao-dich-o-muc-thap-1660694540.jpeg
Tiêu dùng xanh ngày 17/8: Giá cà phê đạt mốc 49.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ.

Biến động giá cà phê thế giới

Giá cà phê trên cả hai sàn đồng loạt lao dốc mạnh sau nhiều phiên tăng nóng trước đó. Một trong những lý do cho nhịp giảm này là đồng USD đã tăng giá phục hồi so với rổ tiền tệ các tài sản rủi ro, khác do thị trường quan ngại những chỉ số kinh tế không mấy khả quan từ Trung Quốc có thể tác động tới kinh tế toàn cầu nói chung nên đã mua USD tích trữ trở lại.

Tồn kho Robusta đạt chuẩn sàn ICE London vẫn đang ghi nhận ở mức thấp dưới 100.000 tấn và chưa có dấu hiệu phục hồi vì cung ứng ở Brazil và Việt Nam đều đang thắt chặt. Thông tin này phần nào giúp cà phê Robusta được đà giảm giá chung của thị trường.

Theo dự báo của các chuyên gia, các chỉ số kỹ thuật đều cho tín hiệu động lượng tăng vẫn còn và vùng kháng cự tiếp theo giá đang hướng tới là 228x-229x. Ngược lại vùng hỗ trợ gần là 212x-213x. Cần lưu ý giá vẫn đang ở vùng quá mua nên một động thái tăng tiếp sẽ phải đợi sau đợt điều chỉnh giảm lần này .

Trong khi đó, đà giảm mức tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn ICE cũng chưa có dấu hiệu dừng lại, đạt mức 571.850 bao hôm thứ 2 15/8. Theo dữ liệu từ Somar Met, vùng trồn Arabica Minas Gerais đã nhận được lượng mưa 17.8 mm vào tuần trước phần nào làm dịu nỗi lo thời tiết khô hanh gây sương giá của nông dân Brazil, giá arabica vì thế không còn cái cớ để tăng mạnh mẽ mà quay lại điều chỉnh giảm.

Theo phân tích kỹ thuật, trong ngắn hạn các chỉ số kỹ thuật cho tín hiệu trung tính, giá còn giằng co đi ngang trong biên độ 210-230. Tuy nhiên giá vẫn đang duy trì nằm trên điểm hội tụ của các đường MA nên kỳ vọng nhịp tăng giá tiếp theo sẽ chinh phục mốc kháng cự 240. Ngược lại vùng 208-210 trở thành vùng hỗ trợ cứng trong ngắn hạn cho giá arabica.

Chốt phiên giao dịch ngày 16/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 32 USD (1,42%), giao dịch tại 2.224 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 37 USD (1,63%), giao dịch tại 2.228 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục giảm 6,15 Cent (2,73%), giao dịch tại 219,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 6,25 Cent/lb (2,37%), giao dịch tại 216,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Sau khi Trung Quốc công bố các dữ liệu kinh tế đều không mấy khả quan do ảnh hưởng của nhiều đợt phong tỏa kéo dài vì dịch Covid khiến thị trường lo ngại sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Sự “lên hương” của các sàn tài chính còn được hỗ trợ bởi những phát biểu tích cực về tăng lãi suất của một số lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ (Fed). Hôm 12/8, thống đốc Fed vùng Richmond Thomas Baskin cho rằng “nền kinh tế hiện nay về cơ bản là trở lại mới mẻ. Chính giá hàng hóa, chuỗi cung ứng trục trặc đã đưa đến lạm phát. Tuy nhiên, với một thị trường lao động khá căng thẳng như hiện nay, tăng lãi suất không thể làm theo kiểu thất thường được. Lãi suất nay đã sang dương. Chúng ta cần ổn định nó ở khu vực này…”

Chính vì vậy, nhiều nhà phân tích dự đoán Fed sẽ không căng trong việc tăng lãi suất sắp tới. Qua đó, thị trường xây dựng lại giá dựa trên các yếu tố mới, tích cực hơn, nhờ đó mà giá cà phê bứt phá trong tuần qua.

Trong khi đó, giá phân bón giảm mạnh, giá cà phê tăng vọt vào cuối niên vụ là động lực thúc đẩy nông dân Việt Nam chăm bón vườn cây trong giai đoạn quan trọng. Lúc này cây cà phê rất cần có đủ chất dinh dưỡng để phát triển quả và làm nhân, quyết định năng suất và sản lượng vụ mới chỉ còn vài tháng nữa.

Anh Vân (t/h)