Tiêu dùng xanh ngày 14/4: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Thông tin tiêu dùng xanh ngày 14/4 cho thấy, hôm nay giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg, giá cà phê thu mua trong nước dao động trong khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê ngày 14/4 thị trường trong nước

Thị trường cà phê trong nước hôm nay ngày 14/4 ghi nhận, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm so với cùng thời điểm sáng qua.

tieu-dung-xnh-14-4-1649896463.jpg
Thông tin tiêu dùng xanh ngày 14/4: Giá cà phê trong nước hôm nay quay đầu giảm. Ảnh minh họa.

Giá cà phê thị trường thế giới hôm nay 

Thị trường cà phê thế giới hôm nay ghi nhận giá cà phê quay đầu giảm. Giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 2.091 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 6 USD/tấn ở mức 2.105 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 8,55 cent/lb, ở mức 225,05 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 8,4 cent/lb ở mức 225,15 cent/lb.

Giá cà phê thế giới tiếp đà lao dốc, nhất là Arabica đã giảm mạnh trong phiên vừa qua. Nguyên nhân do đồng Reais của Brazil suy yếu trở lại khiến nông dân nước này mạnh tay bán hàng để thu về ngoại tệ khiến giá Arabica tiếp tục giảm mạnh.

Dự kiến mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021/2022 sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng vọt đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, giá cà phê trên cả 2 sàn kỳ hạn sụt giảm trở lại chủ yếu là do lực bán kỹ thuật. Các giới đầu cơ tiếp tục thanh lý, điều chỉnh vị thế ròng đang nắm trước ngày kết thúc hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022 với khối lượng giao dịch rất cao.

Giá cà phê cũng phải chịu thêm áp lực giảm do lượng tồn kho phục hồi. Vào ngày 25/3, tồn kho cà phê Arabica do ICE giám sát tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, đồng thời tồn kho Robusta của ICE tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng. Trước đó, tồn kho cà phê Arabica được ghi nhận ở mức thấp nhất trong 22 năm và tồn kho cà phê Robusta của ICE ở mức thấp nhất trong hơn 3 năm.

Báo cáo Thương mại của chính phủ Indonesia cho thấy xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 3 đạt tổng cộng 126.740 bao, giảm 119.991 bao, tức giảm 48,63% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu của cả niên vụ cà phê 2021/2022 đạt tổng cộng 4.568.248 bao, tăng 1.327.903 bao, tức tăng 40,98% so với niên vụ 2020/2021 trước đó (niên vụ cà phê của Indonesia được tính từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau).

Anh Vân (t/h)