Nhằm thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chọn tạo, phổ biến các giống mới, các quy trình sản xuất hiệu quả, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin, viễn thông trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan liên quan nâng cao năng lực hệ thống quản lý, nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo đủ giống có chất lượng tốt và giá trị thương mại cao, tạo đột phá mới về năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.
Đến nay, huyện Tam Dương đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường như vùng sản xuất dưa chuột quy mô 400 ha tại các xã An Hòa, Hợp Hòa, Hướng Đạo, Duy Phiên; vùng sản xuất bí đỏ quy mô 200 ha tại thị trấn Hợp Hòa, xã Hoàng Lâu, Thanh Vân, Đạo Tú…
Hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp trong khâu làm đất và thu hoạch của huyện Tam Dương đã đạt trên 90%. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo hướng liên kết 4 nhà đã góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập cho nông dân.
Đơn cử như HTX chăn nuôi giống gia cầm Hải Thêu, xã Hướng Đạo đang phát triển trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao với quy trình khép kín, ứng dụng hệ thống sàn lưới chuyên dụng giúp vấn đề ô nhiễm môi trường được giải quyết triệt để.
Cạnh đó, HTX đã phát triển một cách nhanh chóng với quy mô chăn nuôi hiện nay vào khoảng 170 nghìn con gà các loại, cung cấp ra thị trường 150 nghìn con giống mỗi tuần với doanh thu 30 - 50 tỷ đồng/năm và lợi nhuận thu về hơn 10 tỷ đồng/năm.
Trong thời gian tới, để nâng cao giá trị sản xuất, huyện Tam Dương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất và tiềm năng lợi thế của từng vùng.
Nâng cao vai trò HTX, tổ hợp tác, hỗ trợ người nông dân áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái...
Để phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung của huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất và tiềm năng lợi thế của từng vùng; quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP.
Đồng thời, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp địa phương. Thu hút doanh nghiệp có uy tín, năng lực đầu tư vào các vùng sản xuất hàng hóa, gắn với bao tiêu sản phẩm.