Xuất khẩu nông sản
Lô chanh leo đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc
Mới đây, lô hàng chanh leo đầu tiên của Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận việc thí điểm nhập khẩu chanh leo Việt Nam qua địa bàn Quảng Tây.
Một số lưu ý về yêu cầu của các thị trường "khó tính" để xuất khẩu nông sản
Tại Diễn đàn "Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp", TS. Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đã đưa ra một số điểm lưu ý trong quy định của thị trường Trung Quốc và một số thị trường chính đối với nông sản xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu Rau quả Việt Nam sang Trung Quốc đón nhiều tín hiệu tích cực
Xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong tháng 10 đạt gần 152 triệu USD (tăng hơn 44% so với tháng 10/2021). Từ đầu năm đến nay, đây là tháng duy nhất xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương.
Ninh Thuận cấp 10 mã số vùng trồng cho rau, quả với diện tích 80,6 ha
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… có quy định bắt buộc trái cây tươi và các sản phẩm nông sản từ các nước khác nhập khẩu vào nước họ phải được cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Ðặc biệt, một số thị trường xuất khẩu trái cây “dễ tính” như thị trường Trung Quốc cũng đã đặt ra yêu cầu trên.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt gần 45 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta ước trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đẩy mạnh liên kết vùng mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Trước bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới còn nhiều biến động thì vấn đề liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) lại càng trở thành vấn đề cấp bách.
Phát triển mã số vùng trồng nâng cao cơ hội xuất khẩu nông sản Việt
Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh phát triển mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, nhờ vậy mở ra cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Tổng cục hải quan: Tăng cường xuất khẩu chính ngạch qua đường sắt
Do ảnh hưởng kéo dài của chính sách “zero Covid”, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ ở biên giới phía Bắc sụt giảm. Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính đề nghị nhanh chóng nâng cấp một số ga đường sắt thành ga liên vận quốc tế và chuyển hướng sang xuất khẩu nông sản chính ngạch bằng đường sắt vì nhanh gọn, chi phí rẻ.
Tổng kết quý 3 xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 40,79 tỷ USD
9 tháng đầu năm 2022, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá. Năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.
Cà phê Việt Nam khẳng định thương hiệu tại thị trường Anh
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đang hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại Anh. Theo Bản tin Thị trường nông, lâm, thủy sản (Bộ Công Thương) ra ngày 20/9, 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Siết chặt quản lý sản xuất sầu riêng, tạo ngành hàng xuất khẩu mạnh
Chiều ngày 12/9, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhằm thảo luận và thống nhất cách thức triển khai việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, minh bạch.
Hà Nội chú trọng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Ngành Nông nghiệp Hà Nội chú trọng xây dựng chuỗi liên kết, thương hiệu cho mặt hàng nông sản chủ lực, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Dù số lượng xuất khẩu nông sản của Hà Nội còn khiêm tốn nhưng đây là giải pháp căn cơ của Hà Nội nhằm hướng tới xuất khẩu chính ngạch những mặt hàng nông sản chủ lực.
Ngành nông nghiệp bám đuổi mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD
Chiều 5/9, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT họp báo quý III/2022 thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.
Xuất khẩu xoài sang Trung Quốc: Cần đáp ứng được những yêu cầu, quy định mới
Xoài Việt Nam hiện chiếm thị phần lớn và được ưa chuộng tại Trung Quốc, tuy nhiên để gia tăng và xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp xuất khẩu xoài cần đáp ứng được những yêu cầu, quy định mới của thị trường này.
Nhiều triển vọng cho xuất khẩu sản phẩm dứa vào thị trường Châu Âu
Dứa tươi và các sản phẩm, chế phẩm từ dứa là nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có nhiều triển vọng tại thị trường Châu Âu.
Cơ hội tạo sức bật cho nông sản từ hiệp định EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam-EU (EVFTA) sau hai năm thực thi đã ghi nhận nhiều kết quả nổi bật, trong đó đặc biệt là mặt hàng nông sản được đánh giá là có nhiều lợi thế để gia tăng thị phần tại thị trường này.
Nông sản tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu
Tính đến nay, ngành nông nghiệp có bốn sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD, là cà phê, gạo, tôm và sản phẩm gỗ, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bảy tháng đầu năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Australia
Mới đây, tại Cần Thơ, Văn phòng Điều phối Nông nghiệp Nông thôn vùng ĐBSCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP.HCM và các đơn vị liên quan tổ chức buổi giao lưu với các doanh nghiệp nông nghiệp xuất nhập khẩu nông thủy sản, hải sản và gia súc giữa Việt Nam và Úc.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng tới nhiều thị trường trên thế giới
Theo Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng sầu riêng cả nước ước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới dạng múi đã tách vỏ và được cấp đông. Sầu riêng được xem là vua của các loại trái cây nhiệt đới. Đây là loại trái cây mà nhiều nước không trồng được nên được thị trường nhiều quốc gia trên thế giới rất ưa chuộng.