Tín chỉ carbon rừng
Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
Tại Hội thảo "Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng", ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm. Thành công này nhờ các chính sách về phát triển lâm nghiệp của Chính phủ như việc đóng cửa rừng tự nhiên, trồng rừng, bảo vệ, phát triển rừng và sự hỗ trợ của quốc tế trong lâm nghiệp.
Tín chỉ carbon 'mắc kẹt' trong rừng, Quảng Nam đề xuất thành lập tổ chuyên trách để tháo gỡ vướng mắc
Tỉnh Quảng Nam đã dồn nhiều nguồn lực cho công tác bảo vệ, phát triển rừng để mong mỏi bán tín chỉ carbon nhưng làm mãi không được, hỏi không ai trả lời do vướng cơ chế. Do vậy, tỉnh sẽ đề xuất Chính phủ thành lập tổ chuyên trách về tín chỉ carbon. Tổ chuyên trách này có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành, các địa phương liên quan để giải quyết các vướng mắc.
Tín chỉ carbon rừng những chuyển động và kỳ vọng hướng tới
Với lợi thế về tài nguyên rừng, tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều nỗ lực phát triển lâm nghiệp bền vững. Trong đó, tỉnh chú trọng phát triển vùng nguyên liệu gỗ gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản. Đồng thời, các Ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên đang theo dõi sát sao lộ trình phát triển và thời gian triển khai thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, sẵn sàng đón đầu cơ hội tham gia, góp phần vào mục tiêu chung giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
Tín chỉ carbon tăng nguồn thu trồng rừng, gỗ rừng trồng có “chứng chỉ xanh" bền vững
Tín chỉ carbon rừng trong thời gian qua đã góp phần động viên người dân, các hộ gia đình trong việc kết hợp giữ rừng và bảo vệ rừng. Đây cũng là lộ trình để được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, đủ điều kiện để xuất khẩu sản phẩm gỗ rừng trồng vào tất cả các thị trường.
Xây dựng chính sách cụ thể cho tín chỉ carbon rừng ở Đắk Lắk
Sở hữu diện tích rừng lớn nhưng việc triển khai nguồn thu từ bán tín chỉ carbon của Đắk Lắk vẫn còn nhiều vướng mắc. Tỉnh đang muốn tăng thêm nguồn lợi từ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thu về hơn 1.200 tỉ đồng bán tín chỉ carbon rừng và sự cấp thiết của thị trường carbon Việt Nam
Đến nay, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam mới trong quá trình xây dựng cơ chế để thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028. Thị trường carbon không chỉ hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Lấp “khoảng trống” cho thị trường tín chỉ carbon rừng
Thông qua thị trường carbon, rừng có thể mang lại một nguồn thu đáng kể phục vụ công tác quản lý, bảo vệ cũng như nâng cao thu nhập cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.
Việt Nam sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam''. Theo đó, đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Xây dựng thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam
Nhằm chia sẻ thông tin và thảo luận thúc đẩy hợp tác trong việc xây dựng các giải pháp huy động nguồn tài chính mới thông qua phát triển thị trường carbon rừng, hôm nay (20/12) tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Đại sứ quán Na Uy tổ chức hội thảo trực tuyến "Thị trường carbon rừng: Kết quả sau COP 27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam".